Cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm dần tỷ trọng cổ phiếu
Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán ngắn hạn đang tiềm ẩn nhiểu rủi ro, nên các nhà đầu tư cần xem xét giảm dần tỷ trọng cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch ngày 22/4, sau phiên giảm mạnh liền trước, quán tính giảm duy trì ở đầu phiên giao dịch khiến VN-Index giảm về 750 điểm. Giao dịch ổn định trở lại giúp chỉ số hồi phục và duy trì sắc xanh cho tới cuối phiên. Theo đó, chỉ số VN-Index đóng cửa phiên tăng 0,27% dừng tại 768,92 điểm. Chỉ số HNX-Index đảo chiều tăng mạnh 2,01% đóng cửa ở mức 106,8 điểm; chỉ số UPCoM-Index cũng đồng thuận tăng 0,55%. Điểm trừ là giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường sụt giảm mạnh vể mức 4.000 tỷ đồng, giảm 34% so với phiên ngày 21/4.
Trái ngược với phiên 21/4, trong phiên hôm qua lực cầu bắt đáy đã chủ động tham gia trở lại. Nhóm ngân hàng ghi nhận sự hồi phục ở số đông và mạnh hơn thị trường chung, nổi bật là BID tăng 4,3% đóng cửa tại mức 36.200 đồng/cp; HDB(+3,5%), VPB(+3,3%), MBB(+2,9%), CTG(+2,4%)… trong khi chỉ mỗi VCB giảm 3,1%.
Các bluechips cũng ghi nhận một ngày giao dịch thành công nổi trội như FPT(+3,7%), SSI(+3,5%), MWG(+3,3%), BVH(+3,1%), SAB(+2,9%)…, giúp chỉ số VN30-Index tăng mạnh 1,1%, mức tăng mạnh hơn hẳn chỉ số chính. Ở chiều giảm, nhóm cổ phiếu Vingroup đều giảm, trong đó VHM (-3,8%), VRE(-3,5%)) gây áp lực lên thị trường nhiều nhất.
Nhóm cổ phiếu phân bón DCM tăng 7%, DPM (+6,1%), trong nhóm chăn nuôi với DBC tăng tới 6,9%. Nhiều chuyên gia cho rằng, cổ phiếu DBC sau khi bật tăng từ ngưỡng 22.900 đồng/cp mở ra khả năng có thể kiểm định lại vùng đỉnh cũ 30.000 đồng/cp trong ngắn hạn.
Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng với giá trị 336 tỷ đồng toàn thị trường. Trong đó VNM, VRE, HPG bị bán ròng mạnh nhất với lần lượt 67,2 tỷ đồng, 62 tỷ đồng, 51,7 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh FPT (87,5 tỷ đồng), VHM (30 tỷ đồng).
Có thể bạn quan tâm
Phía sau làn sóng mua cổ phiếu quỹ
09:00, 22/04/2020
Cổ phiếu dầu khí tiếp tục giảm sàn vì giá dầu?
06:00, 22/04/2020
Cổ phiếu DXG đảo chiều tăng vì đâu?
05:10, 21/04/2020
Nên đưa mã cổ phiếu nào vào danh mục đầu tư?
04:30, 17/04/2020
Vị thế tiền mặt tốt có giúp cổ phiếu doanh nghiệp trụ vững trong khủng hoảng?
15:21, 16/04/2020
Tìm cổ phiếu rủi ro thấp, lợi nhuận cao
08:03, 15/04/2020
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho biết trong phiên 21/4, đà tiêu cực lan rộng ở nhiều cổ phiếu, dòng tiền thu hẹp chỉ còn ở nhóm cổ phiếu Penny như HCD, KLF, PXL, SJF, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã thận trọng trở lại sau chuỗi ngày tăng. Đồng thời, nhóm cổ phiếu dầu khí đã giảm mạnh do ảnh hưởng từ đà giảm mạnh của giá dầu, mức Sector Rating của nhóm cổ phiếu ngành này chỉ đạt 50 điểm nên vẫn duy trì đánh giá ở mức tiêu cực và các nhà đầu tư chưa nên xem xét mua vào, mặc dù định giá đang thấp.
Ông Minh cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong những phiên tới và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 754 – 755 điểm. Tuy nhiên, nhịp điều chỉnh có thể chưa ảnh hưởng đến xu hướng tăng hiện tại.
"Hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức tăng, xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số chính với mức hỗ trợ ở mức 754,67 điểm của chỉ số VN-Index và 104,03 điểm của chỉ số HNX-Index. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cơ cấu lại danh mục và giảm dần tỷ trọng cổ phiếu, với tỷ trọng khuyến nghị ngắn hạn là 78% cổ phiếu/22% tiền", ông Minh khuyến nghị.