Cổ phiếu dầu khí tiếp tục giảm sàn vì giá dầu?

Hà Phương 22/04/2020 06:00

Trong phiên giao dịch ngày 21/4, cổ phiếu ngành dầu khí giảm sàn hàng loạt sau khi giá dầu "lao dốc" mạnh trên thị trường quốc tế.

Nhóm cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh trong phiên giao dịch ngày 21/4

Nhóm cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh trong phiên giao dịch ngày 21/4

Giá dầu giảm mạnh, cộng với áp lực chốt lời tăng mạnh tại nhiều nhóm ngành đã khiến thị trường có phiên giao dịch ngày 21/4 "rực lửa", gần như "thôi bay" hết số điểm có được sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trước đó.

Kết thúc phiên 21/4, sàn HOSE có 56 mã tăng và 312 mã giảm (59 mã giảm sàn), VN-Index giảm 28,13 điểm (-3,54%), xuống 766,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 397,4 triệu đơn vị, giá trị 6.123,7 tỷ đồng, tăng 18% cả về khối lượng và giá trị so với phiên 20/4. 

Hàng loạt các cổ phiếu lớn của ngành dầu khí như PVS, PVD, PVT, BSR... giảm sàn, trắng bên mua với khối lượng dư mua giá sàn lớn. Nhóm cổ phiếu này giảm sâu kéo theo thị trường lao dốc không phanh, khiến các cổ phiếu như PLX, VRE, VPB, SSI... giảm sâu trên 6%.

Mặc dù PVD hiện chưa công bố BCTC quý 1/2020, nhưng trong thông báo mới đây PVD cho biết trong quý 1/2020 tình hình kinh doanh của tương đối ổn định và hiệu quả với doanh thu ước đạt 1.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng. Như vậy với kế hoạch kinh đã đề ra, thì kết thúc quý 1/2020 PVD đã hoàn thành được 35% mục tiêu về doanh thu và 40% mục tiêu về lợi nhuận.

Tính đến 31/12/2019, PVS có tổng tài sản 26.004 tỷ đồng, tăng 13% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 61% đạt 15.984 tỷ đồng, tài sản dài hạn chiếm ở mức 10.019 tỷ đồng. PVS còn đang có lượng tiền dồi dào với 6.949 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Ngoài ra các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm các khoản tiền gửi tại các NHTM có kỳ hạn từ 3 – 12 tháng là 2.742,5 tỷ đồng, PVS còn đang có 2.984,5 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt mức 3.857 tỷ đồng.

PVS dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ 2020 vào ngày 28/4 tới, hiện cả báo cáo thường niên 2019 và các tài liệu liên quan đến kỳ đại hội cổ đông 2020 vẫn chưa được công bố. Trước đó trong Hội nghị tổng kết 2019, lãnh đạo PVS cho biết trong năm 2020 xác định tiếp tục tập trung, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, đẩy mạnh và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên ngành chất lượng cao, uy tín đáp ứng yêu cầu các nhà thầu dầu khí;...

Còn đối với cổ phiếu BSR, PVT, theo các chuyên gia BSC, hiệu suất hợp đồng của BSR thấp hơn có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận giai đoạn 2020-2021. Doanh thu đến từ khách hàng lớn BSR thường chiếm khoảng 70-80% doanh thu vận tải của PVT, do vậy lịch bảo dưỡng 50 ngày của BSR trong quý 2 và quý 3/2020 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mảng vận tải của PVT.

Hiện nay PVT đang thực hiện bảo dưỡng 1 tàu dầu thô và chuyển 1 tàu sang chạy tuyến quốc tế nhằm bù đắp phần nào cho doanh thu sụt giảm. Bên cạnh đó, BSR sẽ thực hiện nâng cấp nhà máy trong năm 2021, hiện công ty đang chuẩn bị công tác đấu thầu các hạng mục và thu xếp vốn. Do vậy, BSC hạ dự phóng EPS 2021 của PVT 22,2%.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu dầu khí bật tăng theo giá dầu

    Cổ phiếu dầu khí bật tăng theo giá dầu

    09:00, 06/04/2020

  • Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm sàn vì đâu?

    Cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm sàn vì đâu?

    11:36, 09/03/2020

  • Cổ phiếu dầu khí chờ tín hiệu từ giá dầu

    Cổ phiếu dầu khí chờ tín hiệu từ giá dầu

    13:57, 04/03/2020

  • Cổ phiếu dầu khí: Tìm cơ hội từ khó khăn

    Cổ phiếu dầu khí: Tìm cơ hội từ khó khăn

    11:00, 12/02/2020

  • Thời điểm an toàn đầu tư vào nhóm cổ phiếu dầu khí?

    Thời điểm an toàn đầu tư vào nhóm cổ phiếu dầu khí?

    17:17, 18/09/2019

Các chuyên gia cho rằng, giá dầu giảm không phải là điều đáng lo với PVT, bởi phần lớn các hợp đồng của PVT dưới dạng thuê định hạn, nghĩa là khách hàng phải trả chi phí nhiên liệu, do đó biến động giá dầu sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận của mảng vận tải. Ngoài ra, việc Saudi Arabia quyết định giảm sản lượng sản xuất gần đây có thể giảm nhu cầu vận chuyển dầu trong trung hạn, kéo theo giá cước vận tải tăng. Điều này có nguy cơ dẫn tới sự suy giảm doanh thu từ mảng thương mại và các dịch vụ khác khi giá dầu và khí duy trì ở mức thấp.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, giá dầu vừa rơi vào tình trạng mà kể cả những người kỳ cựu trên thị trường cũng phải lắc đầu sửng sốt: hợp đồng dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 5 trên sàn NYMEX giảm xuống mức âm.

Giá dầu âm có nghĩa là người ở vị thế bán sẽ phải trả tiền để thanh lý hợp đồng và mua dầu, thay vì thu tiền về như thông thường. Giá dầu âm là dấu hiệu rõ ràng cho thấy triển vọng của nền kinh tế thế giới đã bị hạ gục bởi đại dịch COVID-19.

Ngoài yếu tố cung- cầu, hiện tượng này thể hiện rõ nét những bản chất của thị trường tương lai, có thể xảy ra những cú biến động rất mạnh về giá xoay quanh thời điểm hợp đồng đáo hạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cổ phiếu dầu khí nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng rớt giá nằm sàn hàng loạt trong phiên ngày 21/4…

Giới chuyên gia nhận định cổ phiếu ngành dầu khí sẽ còn chịu tác động tiêu cực từ giá dầu trong các phiên sắp tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cổ phiếu dầu khí tiếp tục giảm sàn vì giá dầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO