YEG tiếp đà “trượt dốc”
Dường như không có cái phanh nào đủ lực để hãm bớt đà trượt dốc của Công ty CP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG), khi COVID-19 bồi thêm cú khó khăn dài và đậm.
Theo BCTC kiểm toán quý 2/2020, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm từ 4,2 tỷ đồng xuống còn 402 triệu đồng. Như vậy, lỗ luỹ kế của YEG đến cuối quý 2/2020 hơn 560 triệu đồng.
Khó chồng khó
Đến nay, YEG vẫn là một trong những tập đoàn truyền thông công nghệ, ứng dụng số đẳng cấp của Việt Nam. Việc “bắt trend” để trở thành công ty truyền thông công nghệ đầu tiên lên sàn niêm yết của YEG hồi năm 2018 đã giúp cổ phiếu YEG trở thành một trong những hàng hóa có thị giá đình đám nhất lúc bấy giờ.
Nhưng đó là chuyện của 2 năm trước. Trước khi YEG bị Youtube cắt hợp đồng đối tác, làm bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng vốn hóa của công ty này, cũng như chấm dứt thời kỳ kinh doanh đỉnh cao trên nền tảng số của bên thứ ba tại YEG. Không có đột biến nào giúp YEG vực dậy sau cú sốc này dù Công ty đã rất nỗ lực và xoay xở hợp tác mọi cách.
2,5 tỷ đồng là lãi ròng hợp nhất bán niên 2020 của YEG, so với lỗ ròng 102 tỷ đồng cùng kỳ 2019.
COVID-19 đã khiến những nỗ lực thay đổi thời thế của YEG tiếp tục đình trệ. HoSE mới đây đã phát đi thông báo tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu YEG, và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo sau khi có BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020. Đó là hệ quả của kết quả BCTC kiểm toán YEG tại quý II/2020, vẫn cho những con số tồi tệ.
Điều đáng nói là, trong báo cáo tự lập của YEG, Công ty đã chính thức có lợi nhuận chưa phân phối hàng tỷ đồng. Cuối năm 2019, YEG có khoản lỗ lũy kế 305 tỷ đồng, nhưng Công ty đã dùng thặng dư vốn để xóa đi khoản lỗ này.
Như vậy, sự minh bạch của YEG trong quản trị thông tin và quản trị tài chính, , thể hiện qua những nốt điều chỉnh sâu bởi kiểm toán kể trên, đã trở thành một câu hỏi.
Có dễ lật ngược thế cờ?
Trong kế hoạch kinh doanh của mình hậu sự cố Youtube, bên cạnh nỗ lực khẳng định với truyền thông việc chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung của Youtube không quá ảnh hưởng đến dòng tiền của YEG do tỷ trọng đóng góp cho doanh thu nhỏ. Nỗ lực kết nối lại với Youtube cũng đã được công ty này tái khởi động song song cùng tái cấu trúc hoạt động.
Đáng chú ý nhất, YEG đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với tập đoàn Tân Hiệp Phát. Theo đó, công ty đã xây dựng hoạt động quảng bá cho Tân Hiệp Phát thông qua Mega1, mục tiêu của chiến lược là tăng 50% doanh thu cho Tân Hiệp Phát và tạo ra 150 triệu tiếp cận trên mạng xã hội.
Có thể nói, Mega1 là một trong những trọng tâm của YEG để tiếp cận xu thế mới, tạo ra doanh số bền vững hơn khi hoạt động truyền thông trên nền công nghệ số của công ty đi cùng hoạt động của các doanh nghiệp lớn. Đây là hướng đi khôn ngoan của YEG dù rằng đây thực chất là hướng đi truyền thống của các tập đoàn truyền thống đang “sống được” ở Việt Nam nói chung. Chỉ có điều, hướng đi này không lường trước được sự xuất hiện và tác động của COVID-19 đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Như vậy, tính toán của YEG là không sai. Xây dựng app Mega1 thành một siêu app tích hợp nhiều tính năng khác thực tế cũng rất nhạy theo xu hướng cạnh tranh của các ông lớn qua các siêu app nói chung. Và YEG thực tế đã thu lợi từ việc chuyển nhượng 25% tỷ lệ sở hữu ứng dụng Mega1 cho một đối tác, minh chứng giá trị của siêu app này ở bước đầu. Nhưng “sai” của YEG nằm ở vấn đề thời thế. Và sự may rủi của việc kinh doanh trên nền tảng của bên thứ 3, được sửa chữa bằng việc xây dựng nền tảng của mình, cho mình và đối tác, thì lại phụ thuộc quá lớn vào chiến lược/thời điểm tham gia của các đối tác, và quan trọng hơn cả, nguồn lực để vận hành, đầu tư nó trong dài hạn.
Có thể bạn quan tâm