Doanh nghiệp xây dựng “khổ lây” bất động sản

ĐÌNH ĐẠI 26/11/2020 05:40

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản sụt giảm, kéo theo nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng “khổ lây”.

Bất động sản gặp khó

Trong 10 tháng đầu năm 2020, ngành bất động sản (BĐS) là một trong những lĩnh vực chịu tổn thất nặng nề nhất bới đại dịch COVID-19. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay đã có tới hàng nghìn doanh nghiệp ngành BĐS phải tuyên bố giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động. Số lượng các dự án BĐS được triển khai cũng sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường căn hộ chung cư mới chào bán tại TP. HCM 9 tháng đầu năm 2020 thấp hơn 57% so với cùng kỳ. (Ảnh: Một dự án do Tập đoàn Hòa Bình làm tổng thầu xây dựng tại TP. HCM)

Thị trường căn hộ chung cư mới chào bán tại TP. HCM trong 9 tháng đầu năm 2020 thấp hơn 57% so với cùng kỳ. (Ảnh: Một dự án do Tập đoàn Hòa Bình làm tổng thầu xây dựng tại TP. HCM)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện trên cả nước có 295 dự án với 125.449 căn hộ được cấp phép; 1.272 dự án với 243.265 căn hộ đang triển khai xây dựng; 118 dự án với 25.911 căn hộ hoàn thành. Số lượng dự án nhà ở được cấp phép giảm khoảng 9,3% so với Quý II/2020.

Tại TP. HCM, thị trường căn hộ chung cư chào bán mới trong quý III/2020 đã có sự cải thiện hơn so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng cung mới vẫn thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong gần 2 năm trở lại đây, TP. HCM gần như không có dự án mới được phê duyệt. Các dự án đô thị và nhà ở tại địa phương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ giai đoạn trước cũng gặp nhiều khó khăn trong phê duyệt ở tất cả các khâu như quy hoạch, cấp phép xây dựng, đủ điều kiện tham gia thị trường…

Theo CBRE, trong quý III/2020, TP. HCM chỉ có 04 dự án được tung ra thị trường, tương đương với 3.964 căn hộ, giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số căn hộ được bán trong quý III là 3.552 căn, tăng 125% so với quý trước, nhưng giảm 73% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, có đến gần 90% nguồn cung mở bán mới đến từ giai đoạn tiếp theo của Vinhomes Grand Park. Trong khi đó, tất cả các dự án mở bán mới đều nằm trong khu vực đã được quy hoạch là “Thành phố Thủ Đức”, thuộc các quận 2, 9 và Thủ Đức.

Bà Đặng Phương Hằng - Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam cho biết: “Đại dịch COVID-19 và vấn đề cấp phép kéo dài đã dẫn đến lượng mở bán mới thấp. Các chủ đầu tư nổi tiếng có khả năng ra mắt trong giai đoạn này sẽ nhận được sự quan tâm cao của người mua và có cơ hội lớn để nâng cao nhận thức về thương hiệu của họ. Bên cạnh đó, các dự án tại khu vực “The Eastern City”, nơi đang là tâm điểm của thị trường BĐS TP. HCM, dự kiến sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ khi COVID-19 được kiểm soát”.

Doanh nghiệp ngành xây dựng “lao đao”

Do số lượng dự án BĐS được cấp phép mới còn hạn chế, trong khi đó, nhiều dự án cũ vẫn đang trong tình trạng triển khai cầm chừng, khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang “lao đao” vì thiếu việc làm.

Cụ thể, từ tháng 9 đến nay, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) mới thông báo trúng ba gói thầu là Khách sạn Sea Stars Hạ Long, Sungrand City (Hạ Long) và Lotte Mall (Hà Nội). Dự án gần nhất được HBC khởi công là Khách sạn Sea Stars Hạ Long vào ngày 20/9. Trước đó vào 18/8, HBC cùng với Coteccons và Central đồng thời khởi công phân khu The Origami thuộc dự án Vinhomes Grand Park.

Do “đói” dự án để triển khai, nên hoạt động kinh doanh của HBC cũng không mấy khả quan. Trong quý III/2020, HBC đạt 2.635 tỷ đồng doanh thu, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Giá vốn tương ứng giảm mạnh, khiến lợi nhuận gộp giảm còn 149 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, HBC đạt 8.046 tỷ doanh thu và 63 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 41% và 74% so với cùng kỳ năm 2019.

mark 81 - biểu tượng mới của TP.HCM được xây dựng bởi Coteccons.

Landmark 81 - biểu tượng mới của TP.HCM được xây dựng bởi Coteccons.

Tương tự, một “ông lớn” khác trong ngành xây dựng phía Nam là Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD). Trong quý III/2020, do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 cùng với những xung đột nhân sự nội bộ, khiến mọi hoạt động của CTD gần như “giậm chân tại chỗ”. Từ đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này liên tục sụt giảm, vị trí số 1 của CTD trong ngành xây dựng cũng đang bị “lung lay”.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 cho thấy, doanh thu của CTD giảm mạnh từ 6.225 tỷ đồng xuống còn 2.807 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tương ứng giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo nhận định của giới chuyên gia BĐS, nguồn cung chào bán mới sẽ cải thiện trong quý VI/2020. Phân khúc trung cấp và cao cấp sẽ chiếm tỷ trọng cao trong nguồn cung mở bán mới. Về hướng phát triển, khu Đông vẫn là điểm nóng trên thị trường BĐS của TP. HCM, với nhiều dự án đường ống tại Quận 2 và Quận 9. Đặc biệt là dòng tiền của các nhà đầu tư mới sẽ kéo theo khả năng hồi phục cho nhóm ngành xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu HBC hút mạnh dòng tiền vì đâu?

    Cổ phiếu HBC hút mạnh dòng tiền vì đâu?

    05:00, 10/06/2020

  • Lợi nhuận HBC giảm do cạnh tranh khốc liệt

    Lợi nhuận HBC giảm do cạnh tranh khốc liệt

    00:56, 27/08/2019

  • Cổ phiếu CTD sẽ ra sao dưới thời Kusto?

    Cổ phiếu CTD sẽ ra sao dưới thời Kusto?

    05:00, 29/10/2020

  • Cổ đông ngoại yêu cầu kiểm toán CTD

    Cổ đông ngoại yêu cầu kiểm toán CTD

    11:15, 03/06/2020

ĐÌNH ĐẠI