Khi IPO mảng bia trên thị trường ngoại liệu SAB có hưởng lợi?
Thai Beverage vừa chính thức xác nhận kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết mảng bia trên thị trường chứng khoán Singapore...
Vậỵ những tác động này có ảnh hưởng đến hoạt động cốt lõi của Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn-Sabeco tại Việt Nam?
Như vậy, nhà sản xuất bia thuộc sở hữu của ông trùm Thái Lan – Charoen Sirivadhanabhakdi, sẽ bán 20% trong tổng số cổ phiếu phổ thông đã phát hành của BeerCo. Thương vụ có thể huy động 2 tỷ USD, lớn nhất Singapore trong vòng 10 năm qua. Theo đó, định giá mảng bia sẽ rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
Được biết, việc IPO mảng bia đã được ThaiBev lên kế hoạch vào năm 2019, nhưng đã phải hoãn lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. ThaiBev nổi tiếng với việc sản xuất bia Chang (Thái Lan), bia Archa và Federbrau và đang nắm quyền chi phối tại Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Đầu năm ngoái, tại Việt Nam xuất hiện tin đồn cho rằng ThaiBev có ý định bán lại Sabeco sau hơn hai năm thâu tóm. Tuy nhiên, đại diện công ty Thái đã bác bỏ tin đồn này và cam kết phát triển toàn diện hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình tại Việt Nam, đặc biệt là với Sabeco. Theo giới đầu tư nếu nhà sản xuất bia Thái IPO thành công sẽ đem lại nhiều cơ hội cho SAB. Bởi đây là sản phẩm bia chủ lực của Thái tại thị trường Việt Nam…
Ngược lại với các thông tin IPO thì cổ phiếu SAB liên tục giảm. Tính đến ngày 5/2/2021 cổ phiếu SAB giao dịch vùng giá 181.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của SAB trong vòng 1 năm qua
Sabeco cũng như các doanh nghiệp ngành bia chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, cùng với Nghị định 100/CP với việc sử dụng rượu bia. Năm 2020 SAB đã đẩy mạnh tiết giảm, kiểm soát chi phí để chống lại tác động của việc hụt doanh thu.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 của SAB với doanh thu thuần đạt gần 7.900 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Theo đó, Sabeco, doanh thu đang dần hồi phục nhưng vẫn thấp hơn năm ngoái do tác động của bão và lũ lụt.
Cùng với đó, Sabeco cũng tiết giảm mạnh các khoản chi phí, trong đó tiết giảm khoảng 20% chi phí quảng cáo và khuyến mãi; giảm phân nửa chi phí bao bì luân chuyển… Sau khi khấu trừ, lãi ròng Công ty tăng hơn 45% lên mức gần 1.470 tỷ đồng.
Năm 2020 có thể nói là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia. Lĩnh vực này chịu tác động kép từ luật phòng chống tác hại của rượu bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) và dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhu cầu bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn cả bởi Covid-19 trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2020, tương ứng giảm -3,6%/ -22,9%/ -11,9% so với cùng kỳ trong quý 1-3/2020.
Sau khi kiểm soát được đại dịch, từ tháng 6, sản lượng sản xuất bia hàng tháng giảm nhẹ hơn so với mức giảm trong tháng 3 đến tháng 5 và có dấu hiệu phục hồi. Điều này cũng cho thấy rằng chu kỳ tăng/giảm tồn kho của SAB hiện có khả năng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, cho cả năm 2020, tổng sản lượng sản xuất của SAB đạt chỉ 4,4 tỷ lít, giảm -13,9% so với cùng kỳ.
Thông tin ThaiBev IPO mảng bia hiện vẫn mới chỉ ở mức đồn đoán. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây thực tế chỉ là bước đệm để hỗ trợ cho việc tìm người mua lại Sabeco - khối tài sản ở Việt Nam. Theo giới phân tích nếu IPO thành công mảng bia có thể được định giá ở mức cao hơn mức chung của cả tập đoàn. Song họ cũng cho rằng ThaiBev không cần tới vốn ngay lúc này nên thương vụ IPO có thể là bước đi chiến lược nhằm lôi kéo đối tác ngoại mua lại Sabeco – thương hiệu đang chiếm 55% thị phần bia tại Việt Nam. Và nếu thương vụ thành công cũng là cơ hội cho thương hiệu bia Sabeco mở rộng thị phần trên thị trường thế giới....
Có thể bạn quan tâm
CẢM XÚC XUÂN: Tết uống bia rượu, xin đừng lái xe
05:14, 31/01/2021
Bia Sài Gòn - Tây Đô sụt giảm 70% lãi ròng trong năm 2020
15:52, 18/01/2021
Vụ SABECO bị “xâm phạm sở hữu công nghiệp”: Đề nghị truy tố Giám đốc bia Sài Gòn Việt Nam
20:30, 17/01/2021
Năm 2021: Dự báo sản phẩm bia của SABECO sẽ đạt 1,8 tỷ lít
17:19, 27/12/2020