AstraZeneca đang làm ăn ra sao?

NGUYỄN LONG 27/02/2021 11:00

Là hãng dược đang ký nhiều hợp đồng sản xuất vắc-xin trị COVID-19, AstraZeneca có trụ sở tại vương quốc Anh trở thành một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất những ngày gần đây...

Trong tuần qua, lô vắc xin có 117.600 liều đầu tiên theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều Astrazeneca đã ký với Bộ Y tế và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã về Việt Nam. Như vậy, ngoài 4 đơn vị trong nước đang sản xuất vắc xin, Việt Nam chính thức có vắc xin nhập khẩu sau nhiều tháng nỗ lực đàm phán.

Vắc-xin của AstraZeneca có thể ngừa COVID-19 đến 70%,

Vắc-xin của AstraZeneca có thể ngừa COVID-19 đến 70%.

Rắc rối từ nguồn cung

AstraZeneca là một trong những hãng dược sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 trên thế giới. Hãng dược này đang ký kết hợp đồng cung cấp vắc-xin cho Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, hãng sẽ cung cấp 180 triệu liều thuốc cho khối nước thuộc EU trong quý 2/2021 và hứa cung cấp khoảng 40 triệu liều trong quý 1/2021.

Có trụ sở tại vương quốc Anh - một trong những điểm nóng của COVID-19 năm 2020 và hiện đang đối mặt với đợt dịch bùng phát do biến thể mới, sự bắt tay của AstraZeneca cùng Oxford, đại học lâu đời của vương quốc này, đã mang đến tín hiệu sáng cho cuộc chiến chống đại dịch khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức phê duyệt sử dụng khẩn cấp hai phiên bản vắc xin COVID-19 của hãng, qua đó thúc đẩy chương trình phân phối vaccine COVAX.

Trước WHO, nhiều quốc gia đã tự phê duyệt vaccine AstraZeneca, theo kết quả nghiên cứu lâm sàng với hiệu quả bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh đạt từ 62%-90%. Đây là một con số vượt quá sự kỳ vọng của WHO khi WHO công bố hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 của vắc xin chỉ cần đạt trên 50% là đã có thể được sản xuất rộng rãi phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân.

Tuy nhiên, vấn đề của AstraZeneca đến nay lại chính là sự kỳ vọng của quá nhiều quốc gia đối với nguồn cung từ hãng dược này. Những con số dự tính ban đầu được cho khó đạt được và rất có thể họ chỉ đáp ứng được một nửa số liều vắc-xin dự kiến cung cấp cho EU. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng của EU trong việc đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 70% người lớn vào mùa hè.

Nguyên nhân của sự hụt hẫng nguồn cung so với dự kiến ban đầu, là AstraZeneca đang phải vật lộn với sự chậm trễ trong sản xuất do quy trình sản xuất phức tạp, cơ sở vật chất hạn chế và tắc nghẽn trong việc cung cấp nguyên liệu vắc xin.

Trước đó, AstraZeneca đã cảnh báo EU vào tháng 1/2021 rằng họ sẽ không đạt được cam kết trong quý đầu tiên do các vấn đề sản xuất. Dự kiến từ trước trong quý 4/2020, hãng dược sẽ cung cấp 30 triệu liều đầu tiên cho EU nhưng cũng thất bại do EU chưa cấp phép loại vắc-xin này.

Theo Reuters, Đức dự kiến sẽ nhận được 34 triệu liều trong quý 3, nâng tổng số lên 56 triệu liều, tương đương với toàn bộ 300 triệu liều AstraZeneca được cung cấp cho EU.

AstraZeneca đã cam kết sản xuất vắc xin cho khối tại hai nhà máy ở Vương quốc Anh, một ở Bỉ và một ở Hà Lan.

Tuy nhiên, công ty hiện không xuất khẩu vắc-xin sản xuất tại Vương quốc Anh, theo hợp đồng riêng với chính phủ Anh, các quan chức EU cho biết.

Đầu tháng này, AstraZeneca cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất hơn 200 triệu liều mỗi tháng trên toàn cầu vào tháng 4, gấp đôi mức của tháng 2.

Công cuộc sản xuất và phân phối vắc xin đến các quốc gia theo đó đang ngày càng trở nên căng thẳng. 

Sản xuất được vắc-xin nhưng cổ phiếu lại kém

Diễn biến giá cổ phiếu AZN của hãng dược AstraZeneca

Diễn biến giá cổ phiếu AZN của hãng dược AstraZeneca

AstraZeneca (NASDAQ: AZN) trong quý 4 đã báo cáo mức tăng trưởng 20% trong thu nhập đã điều chỉnh lên 1,07 USD/cổ phiếu. Doanh thu tăng 11% lên 7,41 tỷ USD.

Trong 1 tháng qua cổ phiếu AZN đã giảm mạnh từ 54 USD/cp xuống còn 48,27 USD/cp, mức thấp nhất nửa năm qua. Sự giảm điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phản ánh lo ngại sự chậm trễ cung cấp vắc-xin theo thỏa thuận với các quốc gia như đã nói ở trên và sự cạnh tranh từ các hãng dược khác như Pfizer và BioNTech hay Moderna.

AstraZeneca không chỉ là nhà sản xuất vắc-xin họ đang sản xuất cả thuốc điều trị ung thư. Loại thuốc điều trị ung thư nổi tiếng nhất của họ có tên là Tagrisso. Trong quý 4, doanh thu của Tagrisso đã tăng vọt 31% lên gần 1,16 tỷ USD. Các loại thuốc điều trị ung thư khác bao gồm Imfinzi và Lynparza. Doanh số của họ tăng lần lượt là 31% và 42%.

Farxiga, một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, đã mang về 587 triệu USD doanh thu trong quý IV, tăng 40%.

Nhưng doanh thu từ thuốc tim mạch Brilinta đã giảm 15% xuống còn 363 triệu USD. Tương tự, doanh thu của ống hít trị hen suyễn Pulmicort giảm 11% xuống còn 368 triệu USD.

Do đó, nhà đầu tư nhìn vào AZN ở nhiều khía cạnh và giá trị cổ phiếu hiện tại, không phản ánh hoàn toàn chỉ một góc nhìn về sự sáng giá của AstraZeneca trên thị trường vắc xin chống đại dịch nói riêng. 

Công ty phân tích FactSet đánh giá lãi trên mỗi cổ phiếu AZN sẽ giảm 48% xuống 55 xu trên mỗi cổ phiếu. Doanh thu dự kiến sẽ tăng 12% lên 7,12 tỷ USD.

Chỉ số Composite Rating của cổ phiếu AZN ở mức kém khi chỉ đứng thứ 27 trên 99, (Composite Rating là bảng xếp hạng từ 1 (kém nhất) cho đến 99 (tốt nhất). Composite Rating là thước đo các biện pháp kỹ thuật và cơ bản chính của một cổ phiếu. 

Mức xếp hạng EPS của AZN là 64. Xếp hạng EPS theo dõi khả năng sinh lời của cổ phiếu. Theo thước đo này, cổ phiếu AZN xếp dưới 1/3 số cổ phiếu hàng đầu.

Cổ phiếu AstraZeneca giảm 7,8% vào ngày 14/12 sau khi công ty cho biết sẽ chi 39 tỷ USD để mua lại Alexion Pharmaceuticals (ALXN). AstraZeneca kỳ vọng thỏa thuận này sẽ tăng cường sự hiện diện của nó trong lĩnh vực miễn dịch học. AZN cũng đã đánh mất mốc 50,10 USD/cp hôm 24/2 và hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 48 USD/cp. 

Theo phân tích của Investor's Business Daily, nhà đầu tư được khuyến nghị không mua cổ phiếu này trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên cơ hội của AZN vẫn đang được đánh giá cao và trong thời gian tới, sẽ gắn với triển vọng phân phối vắc xin theo kế hoạch, cũng như khả năng phê duyệt lẫn cung cấp vắc xin vào những thị trường lớn. 

Có thể bạn quan tâm

  • Cần 150 triệu liều vắc xin COVID-19 tiêm cho người trên 18 tuổi

    Cần 150 triệu liều vắc xin COVID-19 tiêm cho người trên 18 tuổi

    12:43, 26/02/2021

  • Công ty vắc xin hàng đầu trên đường vào top

    Công ty vắc xin hàng đầu trên đường vào top "vương" ROE

    06:30, 26/02/2021

  • Kỳ vọng vào vắc xin COVID-19 của Việt Nam

    Kỳ vọng vào vắc xin COVID-19 của Việt Nam

    05:35, 26/02/2021

  • CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 22-27/2: Nóng cuộc đua “hộ chiếu vắc xin” COVID-19

    CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 22-27/2: Nóng cuộc đua “hộ chiếu vắc xin” COVID-19

    05:05, 27/02/2021

NGUYỄN LONG