Đề xuất không cắt margin cổ phiếu hàng không có hợp lý?
Vừa qua, một số doanh nghiệp trong ngành hàng đang không đề nghị Nhà nước việc không cắt margin cổ phiếu khi doanh nghiệp báo lỗ.
Các doanh nghiệp trong ngành hàng không như Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways, … đề nghị Nhà nước ban hành thêm hàng loạt biện pháp hỗ trợ, trong đó có việc không cắt margin cổ phiếu khi doanh nghiệp báo lỗ.
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) mới đây đã đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) không cắt margin với cổ phiếu các công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi COVID-19, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng không và du lịch, cho dù doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh thua lỗ.
Lập luận về đề xuất này, VABA cho rằng các công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể tự đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp và rủi ro trong sử dụng margin khi quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Quyết định số 87/QĐ-UBCK năm 2017, những doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế hợp nhất là số âm trên báo cáo tài chính năm kiểm toán hoặc báo cáo bán niên soát xét sẽ không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) sẽ ra thông báo về việc chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ và các công ty chứng khoán sẽ phải cắt margin.
Trong khi, ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp hàng không và du lịch đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 nên khó có thể duy trì điều kiện về giao dịch ký quỹ theo Quyết định 87 nói trên.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2020, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) lỗ sau thuế hợp nhất 6.678 tỷ đồng nên cổ phiếu HVN đã bị cắt margin. Hiện nay Vietnam Airlines chưa công bố báo cáo kiểm toán cả năm, nhưng báo cáo quý IV đã cho thấy tổng công ty này lỗ tới trên 11.000 tỷ đồng nên HVN chắc chắn sẽ tiếp tục nằm trong danh sách không được cho vay ký quỹ. Cổ phiếu HVN hiện đang giao dịch ở mức 31.500 đồng/cổ phiếu, tăng mạnh từ mức giảm sâu trong tháng 2 khi đó cổ phiếu này giao dịch ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu.
Hai hãng bay Pacific Airlines và Vasco cũng do Tổng Công ty Hàng không Việt Nam quản lý.
Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) báo lãi gần 47 tỷ đồng trong nửa đầu năm và 70 tỷ đồng trong cả năm 2020 nên thoát cảnh bị cắt margin. Tuy nhiên, lợi nhuận của Vietjet không đến từ kinh doanh vận chuyển hàng không mà là từ các hoạt động khác.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), đề xuất trên là không cần thiết. Bởi việc cắt margin của các doanh nghiệp hàng không về mặt lý thuyết không ảnh hưởng nhiều đến diễn biến giá trị của cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng về sức khỏe tình hình tài chính, năng lực lãnh đạo… rất nhiều yếu tố tạo nên giá trị của một cổ phiếu. Do vậy, việc cấp margin hay không cho một cổ phiếu sẽ chỉ tác động ngắn hạn tới cổ phiếu đó, còn trong trung và dài hạn hầu như không có một tác động đáng kể nào đến diễn biến giá cổ phiếu các doanh nghiệp hàng không.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng không chỉ có mỗi doanh nghiệp hàng không còn những doanh nghiệp khác chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch COVID-19. Vậy khái niệm “trực tiếp” ở đây có thể gây nhiều tranh cãi bởi vì như chúng ta đã biết, đại dịch khiến nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ít hay nhiều, ngoài doanh nghiệp hàng không còn các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng như xuất khẩu, dịch vụ, hàng tiêu dùng… Nếu ưu tiên cho doanh nghiệp hàng không không bị cắt margin thì những doanh nghiệp khác cũng sẽ đòi hỏi như vậy, thì UBCK sẽ rất khó xử.
Dĩ nhiên, ở phía góc độ doanh nghiệp và nhà đầu tư, sẽ chẳng ai mong cổ phiếu doanh nghiệp mà mình đang bỏ vốn bị cắt margin. Bởi một khi điều này xảy ra, xét về mặt cơ hội tạo thanh khoản, đặc biệt là nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại mạnh nếu không kịp giảm tỷ lệ ký quỹ về mức tối thiểu 0% trong khoảng thời gian ban hành lệnh cắt margin đến khi có hiệu lực. Điều này dẫn đến hiện tượng áp lực mạnh và nhà đầu tư lẫn công ty chứng khoán, đơn vị cho vay ký quỹ, mới có khả năng thiệt hại cao.
Cũng vì lẽ đó, trước đây, đã từng có ý kiến không phải phía doanh nghiệp cho hàng hóa niêm yết trên sàn, mà từ khối CTCK, cho rằng cơ quan quản lý cần nhanh chóng thay đổi quy định về nhóm cổ phiếu được margin; nên để các công ty chứng khoán tự chủ hơn trong việc đưa ra danh mục cổ phiếu margin, bởi công ty chứng khoán là bên cung cấp dịch vụ và chịu rủi ro.
Theo thống kê mới nhất giữa trung tuần tháng 3/2021 của HoSE, hiện nhóm cổ phiếu có lợi nhuận sau thuế sau soát xét là số âm đang chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách các mã chứng khoán bị cắt margin, gồm tổng cộng khoảng 90 mã.
Có thể bạn quan tâm