Cổ phiếu hàng không: Còn nhiều dư địa tăng trưởng?

Diendandoanhnghiep.vn Phiên giao dịch gần cuối tuần đánh giá sự trở lại của cổ phiếu ngành hàng không với sự bứt phá mạnh giúp nhóm này đóng góp vào chinh phục mốc 1.200 điểm.

 Cổ phiếu HVN-Tổng Công ty Hàng không đã có phiên bứt phá khá ấn tượng lên 32.400 đồng/cổ phiếu với thanh khoản tăng với 3,9 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Doanh thu và lợi nhuận HVN liên tục sụt giảm từ khi dịch COVID-19 bùng phát

Doanh thu và lợi nhuận HVN liên tục sụt giảm từ khi dịch COVID-19 bùng phát

Cổ phiếu ngành hàng không giảm 15% so với đầu năm nhưng phục hồi 30% từ mức đáy tháng 3. Tuy nhiên với riêng HVN, ở mức giá đã hồi phục của phiên 18/3, đây vẫn là mức thấp nhất của doanh nghiệp này trong 1 năm qua. Cổ phiếu HVN và VJC đều giảm 15% so với đầu năm, nhưng cao hơn nhiều so với bình quân các công ty cùng ngành trong khu vực khoảng 30-40% so với đầu năm, do Việt Nam kiểm soát dịch COVID-19 tốt và đảm bảo thị trường trong nước hoạt động tốt, mặc dù lượng khách giảm mạnh trong một vài tháng do chính sách giãn cách xã hội.

Dự báo về nhóm cổ phiếu ngành hàng không, báo cáo mới đây của SSI cho thấy, thị trường nội địa nhiều khả năng sẽ vẫn là thị trường trọng tâm của các hãng hàng không trong năm 2021, do các chuyến bay quốc tế chỉ có thể được hoạt động từ nửa cuối năm 2021. SSI nhấn mạnh, với chính sách hiện tại của Chính phủ đã được thiết lập để bảo vệ nền kinh tế trong nước. Sẽ không có rủi ro khi mở lại các chuyến bay quốc tế hoặc nới lỏng kiểm dịch cho đến khi tình hình dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát tốt hơn.

Như vậy sớm nhất vào 6 tháng cuối năm 2021, VN sẽ có chuyến bay quốc tế với quy mô hạn chế được mở lại (một vài chuyến bay mỗi tuần đến một số điểm đến nhất định). Thị trường bay quốc tế sẽ phục hồi thực sự từ năm 2022.

Trong năm 2021, chiến lược của các hãng hàng không HVN nói riêng và toàn ngành nói chung có thể sẽ tập trung tối đa hóa thị trường nội địa bằng cách mở thêm đường bay, cung cấp nhiều dịch vụ giá trị trên chuyến bay và tạo ra nhiều sự lựa chọn về giá hơn cho hành khách. Lợi nhuận có khả năng phục hồi, nhưng có thể ở mức âm đối với tất cả các hãng hàng không vì các yếu tố tải và sản lượng dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2021.

Chính phủ có biện pháp hỗ trợ cho các hãng hàng không chậm hơn so với các hãng hàng không quốc tế, cuối cùng HVN đã chính sách hỗ trợ. Quyết định cuối cùng của Quốc hội Việt Nam cho phép Chính phủ hỗ trợ HVN thông qua hình thức đầu tư cổ phần và cho vay dài hạn lãi suất thấp. Chính phủ gần đây đã công bố kế hoạch cho HVN huy động 8 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu, đồng thời cung cấp gói vay 4 nghìn tỷ đồng cho hãng hàng không quốc gia này. Các biện pháp này đủ để HVN cải thiện cơ cấu vốn và giảm áp lực tài chính trung hạn.

Tại thời điểm cuối năm 2020, giá cổ phiếu VJC và HVN đã phục hồi khoảng 80% mức trước COVID-19 do thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ và nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Hiện tại, định giá các hãng hàng không trong nước đang ở mức rất hấp dẫn so với các hãng hàng không thế giới, giảm từ 40% -50% so với đầu năm. Tuy nhiên, điều này cũng không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư mới vào lĩnh vực hàng không Việt Nam, định giá hiện tại không có khả năng đạt được mức trước dịch khi có nhiều khả năng pha loãng/áp lực tài chính của quá trình tái cấu trúc hiện tại, cũng như nguy cơ bùng phát COVID-19 gia tăng tại một số địa phương.

Tiếp tục hỗ trợ cho ngành hàng không, NHNN mới đây đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay và về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Cụ thể, tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng; lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn. Lãi suất tái cấp vốn đối với nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được chuyển quá hạn; không tính lãi đối với nợ lãi quá hạn.

Thời hạn tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng, tối đa bằng thời hạn của khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết và không vượt quá 364 ngày. Khoản tái cấp vốn được gia hạn tự động 2 lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại. Tổng thời gian tái cấp vốn và các lần gia hạn tái cấp vốn không vượt quá 1.092 ngày.

NHNN cho biết sẽ tái cấp vốn không có tài sản đảm bảo đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, NHNN giải ngân tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng trong phạm vi số tiền tái cấp vốn tối đa là 4.000 tỷ đồng và đảm bảo số dư gốc khoản tái cấp vốn sau khi giải ngân không vượt quá dư nợ gốc khoản vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết tại thời điểm số liệu tổ chức tín dụng báo cáo trong Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn. NHNN dừng giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng khi đã giải hết số tiền quy định nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2021. Như vậy, với các chính sách hỗ trợ thiết thực, cổ phiếu HVN nói riêng và ngành hàng không nói chung sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu hàng không: Còn nhiều dư địa tăng trưởng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646770 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646770 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10