Thị phần môi giới HoSE quý I/2021: Cạnh tranh Top 1

LÊ MỸ 05/04/2021 14:15

Sau nhiều năm dẫn đầu, SSI đã nhường vị trí đứng đầu cho một nhà tạo lập thị trường trước đây chỉ đứng ở "chiếu" sau là VPS...

Theo đó, Chứng khoán VPS với 13.24% thị phần môi giới, đã vươn lên dẫn đầu trong top 10 thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HOSE. Mức thị phần của VPS tăng 2.4 điểm % so với quý trước. SSI lùi về vị trí thứ 2 với thị phần 11.89%, tăng nhẹ so với quý trước.

Nguồn: HoSE

Top 10 CTCK dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (Nguồn: HoSE)

Các vị trí liền sau vẫn là Chứng khoán HSC (8.23%), Chứng khoán VNDirect (7.46%), Chứng khoán Bản Việt (5.62%). 

Sự thay đổi cũng diễn ra ở các vị trí dần cuối của Top 10 khi Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) lọt vào top với thị phần môi giới cổ phiếu 3.6%. TCBS theo đó đã thế chỗ Chứng khoán KIS và đẩy công ty này ra khỏi Top 10.

Nói về cuộc "thụt lùi" thị phần trong quý, ông Nguyễn Hồng Nam – TGĐ SSI nhận định: “Cạnh tranh là rất cần thiết để thúc đẩy thị trường chung phát triển. Thị phần môi giới là một tiêu chí đánh giá quan trọng đối với mỗi công ty chứng khoán nhưng chắc chắn không phải mục tiêu hoạt động duy nhất”. Ông Nguyễn Hồng Nam cũng cho rằng, mỗi công ty đều có những mục tiêu riêng để theo đuổi và hành động theo những mục tiêu đó.

Với SSI, chúng tôi coi bản thân mình mới chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất và nỗ lực từng ngày để phát triển. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi gắn liền với sứ mệnh "kết nối vốn và cơ hội đầu tư". Trong 20 năm qua, có những thời điểm chúng tôi không đứng đầu về thị phần môi giới, nhưng SSI luôn là công ty chứng khoán số 1. Điều chúng tôi quan tâm lớn nhất đó là làm sao để xây dựng và bảo vệ thị trường chứng khoán, giữ an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư lâu dài. Với đặc thù của ngành tài chính, khủng hoảng từ một thành viên của thị trường sẽ dễ dàng ảnh hưởng sang các thành viên khác và ảnh hưởng tới toàn hệ thống nói chung, do đó tăng trưởng bền vững luôn là lựa chọn của SSI để tồn tại”, ông Nam cũng tự tin nhấn mạnh.

TGĐ CTCK nhiều năm giữ top 1 thị phần môi giới tại HoSE cho đến quý I/2021 cũng cho rằng, với những tiêu chí đánh giá hoạt động khác nhau, mỗi công ty chứng khoán đều là công ty hàng đầu trong mục tiêu mà mình theo đuổi, mà trong đó mục tiêu chung, cơ bản và quan trọng nhất chính là đưa chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế.

Trên thị trường trái phiếu, thứ hạng top đầu không thay đổi khi TCBS tiếp tục dẫn đầu với thị phần 68.14%. Xếp sau đó là HSC với thị phần 13.42%.

Nguồn: HoSE

Top 10 CTCK dẫn đầu thị phần môi giới trái phiếu (Nguồn: HoSE)

Bảng xếp hạng thị phần của thị trường này nếu tính cả TCBS, xuất hiện tới 6 cái tên CTCK gắn với ngân hàng bao gồm Chứng khoán Tiên Phong, Chứng khoán An Bình, Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chứng khoán VPS và Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.

Bốn CTCK là HSC, Mirea Asset, Everest, Rồng Việt là những cái tên không liên quan trực tiếp về nguồn vốn chủ sở hữu chính với các ngân hàng có tên trong top 10 thị phần môi giới trái phiếu.

Quý I/2021 là khoảng thời gian đặc biệt khi thị trường chứng khoán đã có tới 3 lần chạm mốc 1.200 điểm nhưng vẫn chưa thể chính thức chinh phục được ngưỡng tâm lý quan trọng này và ngưỡng này chỉ bị chinh phục khi bước sang quý II.  Đáng chú ý, trong qúy 1/2021, VN-Index cũng chứng kiến pha giảm điểm lịch sử với 73,23 điểm – tương ứng 6,67% xuống 1.023,94 điểm, mức giảm mạnh nhất lịch sử giao dịch chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên ngay sau đó, VN-Index nhanh chóng hồi phục và chạm mốc 1.191,44 điểm tại ngày 31/3/2021, tăng 7,93% so với đầu năm. Cùng với sự tăng trưởng tích cực về điểm số, thanh khoản thị trường cũng lập kỷ lục với hàng loạt phiên giao dịch trên 15.000 tỷ đồng. Việc thanh khoản tăng đột biến thậm chí còn gây ra hiện tượng nghẽn lệnh thường xuyên trên HSX. Thị trường tăng khá nhưng giao dịch khối ngoại lại là điểm trừ. Tính riêng quý 1/2021, khối ngoại đã bán ròng hơn 14.000 tỷ đồng trên HoSE, gần bằng lượng bán ròng trong cả năm 2020 (hơn 15.000 tỷ đồng)

Dòng tiền margin từ các nhà đầu tư nội tiếp tục được cho là động lực quan trọng giúp thị trường đứng vững trước áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán tháng 4 tiềm ẩn rủi ro lớn

    Chứng khoán tháng 4 tiềm ẩn rủi ro lớn

    11:00, 04/04/2021

  • Cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán: Có thể hay không?

    Cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán: Có thể hay không?

    05:47, 05/04/2021

  • Vùng giá nào cho VN-Index trong tháng 4?

    Vùng giá nào cho VN-Index trong tháng 4?

    05:38, 03/04/2021

  • VN-Index sẽ giữ vững vùng 1.200 điểm

    VN-Index sẽ giữ vững vùng 1.200 điểm

    05:30, 02/04/2021

LÊ MỸ