Sau khi bán ACB, Dragon Capital mua gì?

ĐÌNH ĐẠI 16/05/2021 05:00

Chỉ trong vòng 2 tháng qua, nhóm quỹ ngoại thuộc Dragon Capital đã liên tục thay đổi tỷ lệ nắm giữ tại các ngân hàng khi bán ra hơn 100 triệu cổ phiếu ACB, đồng thời tăng sở hữu tại VPB lên 5,12%.

Bán hơn 100 triệu cổ phiếu ACB

Được biết, vào ngày 10/3 vừa qua, 2 quỹ ngoại thuộc Dragon Capital đã bán hơn 100 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB). Cụ thể, Asia Reach Investments Limited (ARIL) đã bán hơn 50,4 triệu cổ phiếu ACB. Sau giao dịch, quỹ này chỉ còn sở hữu hơn 3,9 triệu cổ phiếu ACB. First Burns Investments Limited (FBIL) bán hơn 49,6 triệu cổ phiếu, giảm sở hữu xuống còn hơn 3,8 triệu cổ phiếu. 

Trong tháng 3/2021 nhóm quỹ ngoại thuộc Dragon Capital đã bán ra hơn 100 triệu cổ phiếu ACB

Trong tháng 3/2021 nhóm quỹ ngoại thuộc Dragon Capital đã bán ra hơn 100 triệu cổ phiếu ACB.

Một quỹ ngoại khác thuộc Dragon Capital là Dragon Financial Holdings Limited (DFHL) vẫn giữ nguyên 149,56 triệu cổ phiếu ACB, không thay đổi. Trong khi đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company (DCDMSPLC) mua vào 5 triệu cổ phiếu, tăng sở hữu lên hơn 7,8 triệu cổ phiếu. 

Như vậy, nhóm Dragon Capital đã bán ròng hơn 95 triệu cổ phiếu ACB trong ngày 10/3. Số cổ phiếu ACB do nhóm này nắm giữ giảm từ hơn 260 triệu cổ phiếu xuống còn 165 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu giảm từ 12,0396% xuống còn 7,6423%.

Các giao dịch được thực hiện từ ngày 10/3 đến 19/3. Trong thời gian này, cổ phiếu ACB giao dịch quanh vùng 33.000 đồng/cp. Tạm tính với khối lượng 107,8 triệu cổ phiếu bán ra, các tổ chức này thu về số tiền khoảng 3.557 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 10/2020 hai cổ đông ngoại này cũng đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu ACB. Khi đó, FBIL đã bán hơn 29 triệu cổ phiếu ACB, và ARIL bán hơn 13,75 triệu cổ phiếu.

Đây là 2 quỹ có liên quan đến Dragon Capital. Người nội bộ là ông Dominic Timothy Charles Scriven - Thành viên Hội đồng quản trị của ACB và Chủ tịch điều hành Dragon Capital.

Năm 2021, ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 9% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 10% lên 10.602 tỷ đồng. HĐQT cũng trình cổ đông phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 25%, nâng vốn điều lệ lên 27.019 tỷ đồng.

Tăng sở hữu tại VPB

Vừa bán xong cổ phiếu ACB, ngày 11/5, các quỹ của Dragon Capital đã mua vào với số lượng 3,15 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HoSE: VPB).

Đồng thời tăng sở hữu tại VPB lên 5,12% bằng việc mua vào 1,5 triệu cổ phiếu của nhà băng này.

Đồng thời tăng sở hữu tại VPB lên 5,12% bằng việc mua vào 1,5 triệu cổ phiếu của nhà băng này.

Cụ thể, quỹ Vietnam Enterprise Invesments Limited mua vào nhiều nhất 1,5 triệu cổ phiếu; quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 600.000 cổ phiếu; quỹ CTBC Vietnam Equity Fund và Norges Bank mua 500.000 cổ phiếu; quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust mua 50.000 cổ phiếu.

Được biết, sau khi thương vụ gom cổ phiếu VPB kết thúc, nhóm quỹ Dragon Capital đã nâng tỷ lệ sở hữu tại VPB từ 4,99% lên 5,12%. Qua đó, trở thành cổ đông lớn duy nhất của nhà băng này.

Theo báo cáo thường niên 2020 của VPB, tính đến cuối năm 2020, không có bất kì cổ đông nào nắm trên 5%. Các cổ đông nội bộ sở hữu 8,69%, trong đó lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng sở hữu 4,81%. 

Trên thị trường, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/5, cổ phiếu VPB đứng ở mức 63.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá này, nhóm Dragon Capital đã chi ra gần 200 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Trong một diễn biến đáng chú ý, hồi cuối tháng 4, VPB đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (Tập đoàn SMBC) để bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).

Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do Tập đoàn SMBC sở hữu 100% vốn, là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này.

Theo tờ Nikkei Asia, vào đầu tháng 10 tới, SMBCCF sẽ chính thức mua lại 49% cổ phần của FE Credit từ VPB. Tổng vốn đầu tư vào khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là khoản đầu tư lớn nhất của một ngân hàng Nhật Bản vào một tổ chức tài chính Việt Nam.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2021, VPB báo lãi trước thuế tăng 38% so với cùng kỳ, đạt hơn 4.000 tỷ đồng và hoàn thành 24% mục tiêu cả năm (16.654 tỷ đồng).

Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản VPB tăng 4% so với hồi đầu năm, lên mức hơn 436.241 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 4% (301.173 tỷ đồng), tiền mặt giảm mạnh 17% (2.729 tỷ đồng)...

Tiền gửi khách hàng vẫn duy trì xấp xỉ đầu năm, ở mức 232.427 tỷ đồng; tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác gấp 2,4 lần (22.498 tỷ đồng).

Trên thị trường cổ phiếu VPB đã tăng gấp đôi thị giá kể từ đầu năm.

Trên thị trường cổ phiếu VPB đã tăng gấp đôi thị giá kể từ đầu năm.

Tổng nợ xấu của VPB lúc này tăng nhẹ 5% so với đầu năm, lên mức hơn 10.423 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn hơn 17%, trong khi nợ có khả năng mất vốn giảm 27%. Kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay nhích nhẹ từ mức 3,41% lên 3,46%.

Trên thị trường cổ phiếu VPB chốt phiên giao dịch ngày 14/5 đạt 66.600 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm, cổ phiếu VPB đã tăng trưởng tới 94,73% từ vùng giá 34.200 đồng/cổ phiếu (ngày 4/1), lên vùng giá 66.600 đồng/cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức đợi ACB

    Thách thức đợi ACB "Bắc tiến"

    06:00, 08/04/2021

  • ACB có duy trì được đà tăng trên HOSE?

    ACB có duy trì được đà tăng trên HOSE?

    15:46, 09/12/2020

  • VPBank thu bao tiền từ bán vốn FeCredit?

    VPBank thu bao tiền từ bán vốn FeCredit?

    05:00, 29/04/2021

  • VPBank tăng trưởng vượt kế hoạch trong quý đầu năm

    VPBank tăng trưởng vượt kế hoạch trong quý đầu năm

    11:48, 20/04/2021

ĐÌNH ĐẠI