Thách thức đợi ACB "Bắc tiến"

Diendandoanhnghiep.vn Trong chiến lược tới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) dự kiến đẩy mạnh phát triển thị trường miền Bắc.

Tại Đại hội cổ đông thường miên năm 2021 diễn ra mới đây, ông Đỗ Minh Toàn – TGĐ Ngân hàng TMCP Á Châu cho biết, thị trường miền Bắc đang hoạt động khá hiệu quả.

Phiên họp ĐHĐCĐ năm 2021 của Ngân hàng ACB.

Phiên họp ĐHĐCĐ năm 2021 của Ngân hàng ACB.

Riêng thị trường Hà Nội trong 3 quý liên tiếp ghi nhận tăng trưởng cao hơn toàn ngân hàng, ngân hàng đang tích cực cơ cấu mạng lưới và cấu trúc nhân sự để tăng khả năng cạnh tranh. Ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển ở thị trường miền Bắc, nhất là với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Chúng tôi tin tưởng thời gian tới hoạt động tại thị trường Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng, các vùng còn lại tại miền Bắc cũng có dấu hiệu tăng trưởng tốt; do vậy đây là nơi có dư địa để tăng trưởng cho ngân hàng”, ông Toàn chia sẻ.

Kết thúc 2020 và cập nhật 2021, theo thông tin từ chính ACB,  ACB hiện có mạng lưới khá rộng lớn với hơn 350 chi nhánh và phòng giao dịch. Hơn 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc phục vụ nhu cầu tiền mặt của khách hàng. Hệ thống thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.

Trong đó, thống kê chi tiết, TP HCM - nơi có hội sở ACB hoạt động, là nơi có đông đảo số lượng với 140 chi nhánh. Hà Nội thể hiện vị thế ưu tiên với 55 chi nhánh. Ngoài ra nhiều địa phương tại phía Bắc cũng có sự hiện diện của ACB, ví dụ như Hải Phòng 10 chi nhánh, Quảng Ninh 6 chi nhánh, Thanh Hóa 5, Hưng Yến 4, Bắc Ninh 2, Hải Dương 2, Nam Định 2, Vĩnh Phúc 1,  Bắc Giang 1, Hà Nam 1, Thái Nguyên 1...

Theo số liệu sơ bộ mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch của ACB ở phía Bắc, có thể thấy tương quan phát triển chưa thể bằng khu vực phía Nam song ACB đã có những bước chân "Bắc tiến" nhắm vào địa phương phát triển và nhu cầu tài chính cao của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tuy nhiên lại vẫn còn để ngỏ rất nhiều địa phương quan trọng chưa đặt chân tới. Ví dụ như vùng Tây Bắc, khu vực có sự liên kết chặt chẽ trong phát triển kinh tế xã hội của vùng núi và trung du Bắc bộ, đồng bằng Sông Hồng. Chưa đặt chân tức là còn trống dư địa. Song lưu ý đây lại là mảnh đất màu mỡ mà hầu hết các ngân hàng lớn, các ngân hàng có hội sở tại phía Bắc, đã cắm rễ và phát triển mạng lưới mạnh. 

Trong đó, một chuyên gia đánh giá việc tiến về thị trường nông thôn, vùng núi, vùng xa... - nếu ACB dự kiến để khoanh vùng "Bắc tiến" tới đây rộng dài hơn, sẽ gặp những nhà băng có sự hiện diện và cung cấp và dịch vụ gần với nhu cầu người dân như Agribank, hay ngân hàng thương mại vốn rất có lợi thế "nhân lên hiện diện" khi kết hợp với bưu chính - LienVietPost Bank...

Ngoài ra, cần lưu ý thời điểm mà ACB muốn phát triển thị trường phía Bắc lớn hơn nữa, một cuộc đua tranh dịch vụ tài chính tiến đến toàn diện và giúp những người ít cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng được cung cấp thanh toán tiện lợi cùng các tiện ích khác, đã được nhen nhóm với thí điểm Mobile Money. "Nếu không hoạch định rõ đối tượng trọng tâm trong chiến lược Bắc tiến, ACB có thể khó ghi nhận thành quả tốt như từ sự hiện diện ở những phân khúc cao và trung cao mà ngân hàng sớm đạt được tại phía Bắc", chuyên gia đánh giá.

Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc ACB cũng cho biết ACB có định hướng dài hạn là tập trung vào bán lẻ, tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mục tiêu phát triển thêm 1 triệu khách hàng mới. Trong đó, khách hàng cá nhân dự kiến khoảng 900.000 người, còn lại là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đây có thể chính là đối tượng mục tiêu của ACB trong đợt "Bắc tiến" tới, tuy nhiên câu chuyện sẽ lại khác khi phân khúc SME có thể sẽ có nhiều thay đổi trong hành vi sử dụng vốn, dịch vụ tài chính hậu COVID-19.

Cuối năm 2020, ACB cũng đã thực hiện chuyển niêm yết cổ phiếu sang sàn HoSE.

Cuối năm 2020, ACB cũng đã thực hiện chuyển niêm yết cổ phiếu sang sàn HoSE.

Năm 2021, ACB đặt kế hoạch với lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 10.602 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với mức thực hiện năm 2020. Tổng tài sản dự kiến tăng 10% lên hơn 488.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng dự kiến tăng 9%, tín dụng tăng 9,5%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Ngân hàng dự kiến phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 25%. Theo đó, ACB sẽ phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên hơn 2,7 tỷ cổ phần. Mức vốn điều lệ mới dự kiến là hơn 27.019 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo ACB cũng tiết lộ kết quả kinh doanh quý I của ngân hàng với lợi nhuận ước tính khoảng trên 3.100 tỷ đồng, tín dụng đạt 320.000 tỷ đồng và huy động đạt 352.000 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối quý I ước tính 447.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức đợi ACB "Bắc tiến" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715086389 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715086389 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10