Xu hướng đầu tư mới: Chọn cổ phiếu vận tải biển nội địa
Trong khi nhóm cổ phiếu vận tải biển làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán, thì nhóm cổ phiếu vận tải biển nội địa đang nổi lên trở thành xu hướng lựa chọn mới của nhà đầu tư.
Trên thị trường, nhóm cổ phiếu vận tải nội địa như PVP - Công ty Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương; PVT - Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí… đang được dự báo còn nhiều dư địa tăng trưởng trong những tháng cuối năm…
Đặc biệt là cổ phiếu PVP thuộc đơn vị hiện đang nắm giữ 100% tthị phần vận tải nội địa, chuyên vận chuyển dầu thô từ các mỏ trong nước về nhà máy lọc dầu Dung Quất. Hiện PVT - Công ty mẹ đang nắm giữ gần 65% cổ phần/ vốn điều lệ, là cổ đông chi phối tại PVP.
Ngày 20/9 tới, PVP sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2020 và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Cụ thể, PVP sẽ trả cổ tức năm 2020 bằng tiền, tỷ lệ 10% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Như vậy, với hơn 94,27 triệu cổ phiếu đang lưu hành, PVP sẽ phải chi xấp xỉ 94,27 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Đồng thời, Công ty cũng sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản năm 2021 về việc phê duyệt chủ trương bán thanh lý tàu PVT Athena. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của PVP đạt 612 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 118,5 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, lãi sau thuế của PVP đạt 90,4 tỷ đồng, tăng 75%.
Trong năm nay, PVP dự kiến đạt doanh thu 1.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 168 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 55,6% kế hoạch doanh thu và 53,8% kế hoạch lợi nhuận. Tại thời điểm ngày 30/6/2021, tổng tài sản của PVP đạt 2.350 tỷ đồng, giảm nhẹ với hồi đầu năm. Nợ phải trả cũng giảm nhẹ xuống còn 914 tỷ đồng; trong đó, vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đồng loạt giảm lần lượt 6% và 13%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PVP đang giữ được nhịp tăng tích cực. Kể từ đầu tháng 8, PVP đã tăng 20% - mức tăng thấp nhất so với các ngành khác. Kết phiên ngày 16/9, PVP có giá 19.200 đồng/cp; khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần đây đạt gần 1 triệu đơn vị/phiên.
Theo dự báo của các chuyên gia Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, nhu cầu vận tải dầu thô có thể hồi phục mạnh trong năm 2021. Mảng dịch vụ vận tải dầu thô về cho 2 nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn chiếm khoảng 50-60% doanh thu của PVP. Theo đó, đà tăng liên tục của giá dầu từ tháng 4 đến nay sẽ tiếp tục và hỗ trợ sự hồi phục doanh thu và lợi nhuận của PVP. Trong dài hạn, dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng sẽ hỗ trợ kết quả kinh doanh của PVP.
Các chuyên gia cũng dự báo sau khi dịch bệnh kéo dài làm đứt gãy chuỗi vận tải logicstic, đã dẫn đế nhu cầu vận tải biển nội địa tăng cao. Cục Đăng kiểm VN cho biết, hiện toàn quốc có gần 500 nghìn phương tiện thủy nội địa đã được đăng kiểm, trong đó năm 2020 tăng thêm hơn 2.600 tàu bổ sung vào đội ngũ tàu vận tải thủy. Đáng chú ý, số phương tiện thủy đóng mới và số lượng hồ sơ thiết kế đóng mới phương tiện đều tăng so với mạnh so với năm 2020. Đây là xu hướng mới của ngành và cơ hội cho những doanh nghiệp có đội tàu vận tải thuỷ lớn như PVP.
Yuanta Việt Nam cho rằng, ở mức giá hiện tại, PVP đang được giao dịch tại mức P/E là 5.4x thấp hơn mức P/E trung bình của ngành vận tải 27.3 lần và P/E trung bình chỉ số UpCOM 27.6x. Do đó, Yuanta cho rằng mức định giá của PVP vẫn còn hấp dẫn và còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp vận tải "thiếu oxy" vì Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải
06:00, 16/09/2021
TP HCM: Dừng hoạt động phương tiện vận tải nếu không đạt 1 tiêu chí bắt buộc?
12:00, 14/09/2021
Chính phủ gỡ vướng “điểm nghẽn” giá cước vận tải biển cho doanh nghiệp
04:17, 13/09/2021
Doanh nghiệp vận tải đã “sức cùng lực kiệt”
04:10, 10/09/2021