Big 3 cổ phiếu ngân hàng sinh lời cho nhà đầu tư
Nhà đầu tư ồ ạt bán trước kỳ nghỉ Tết, tạo áp lực bán mạnh lên thị trường, tuy nhiên cổ phiếu ngành ngân hàng đã cứu vãn phần nào đà lao dốc. Liệu cổ phiếu ngành ngân hàng còn cơ hội trong năm 2022?
Sóng cổ phiếu ngân hàng cuối năm
Kết thúc phiên giao dịch "ngày thứ hai đen tối", VN-Index giảm sâu 33 điểm về 1.440 điểm. HNX-Index giảm 17 điểm về 400 điểm. Bất chấp dòng tiền vào bắt đáy, bên bán quyết liệt bán cổ phiếu trước kỳ nghỉ lễ dài đẩy thị trường chứng khoán giảm sâu. Lực đỡ chính của thị trường đến từ nhóm ccổ phiếu ngân hàng với ba trụ cột là VCB, CTG và BID, ngoài ra còn có MBB.
Đóng cửa phiên giao dịch, VCB tăng 3,8% lên mức 93.000 đồng/cp và chính thức phá đỉnh lịch sử thiết lập vào ngày 30/6/2021. Tính chung từ đầu năm đến nay, VCB đã tăng tổng cộng 18,1% và là mã có tỷ suất sinh lời tốt thứ 3 ngành ngân hàng. Tương tự, BID tăng 46.900 đồng/cp xác lập mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết. Trước đó, cổ phiếu BIDV đã tăng gần 28% sau 14 phiên giao dịch đầu năm, đứng đầu nhóm ngân hàng.
CTG cũng tăng hơn 35.600 đồng/cp, đưa tỷ suất sinh lời từ đầu năm lên gần 7%. So với mức đáy ghi nhận vào đầu tháng 10/2021, cổ phiếu này đã tăng gần 30% và chỉ còn cách đỉnh lịch sử 13%. Ngoài nhóm Big 3 ngân hàng quốc doanh, 12 cổ phiếu ngân hàng khác cũng đóng cửa với sắc xanh như LPB,TCB, ACB…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn giữ vững đà tăng?
Đánh giá về nhóm ngân hàng, ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Phát triển khách hàng tổ chức, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, trong năm 2022 cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ tích lũy một thời gian nữa, định giá của cổ phiếu ngân hàng có thể trở nên hợp lý hơn, kéo theo dòng tiền quay trở lại nhóm ngành này trong năm 2022. Dự kiến lợi nhuận của ngành tăng khoảng 25% trong năm 2021.
Bước sang năm 2022, ngành ngân hàng vẫn có nhiều thuận lợi, nền kinh tế được dự báo phục hồi đáng kể sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, điều này sẽ kéo theo nhu cầu tín dụng phục hồi. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nhất là mảng dịch vụ bán lẻ… của các ngân hàng đang diễn ra rất tích cực, giúp ngân hàng gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi.
Ông Matthew Smith, Giám đốc Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, dù tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang được kiểm soát ở mức thấp, nhưng chưa phản ánh đầy đủ do một số khoản nợ đã được cơ cấu theo quy định. Do đó, trong năm 2022, việc tái cơ cấu lại những khoản nợ này sẽ gây biến động mạnh tới thị trường, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mảng này.
Tuy vậy, vị chuyên gia này cũng cho rằng, NHNN sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong năm 2022, tỷ suất sinh lợi từ các khoản vay theo đó vẫn còn tích cực. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn sẽ phát triển mạnh nhờ việc đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm. Nhiều ngân hàng đã tập trung vào số hóa, biên lợi nhuận cao… Đây chính là dư địa cho cổ phiếu ngành trong năm 2022.
Các chuyên gia cũng kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc vào năm 2022 nhờ xuất khẩu tăng trưởng, nhu cầu phục hồi và các chính sách tài khóa hỗ trợ. Theo đó, cổ phiếu nhóm ngân hàng sẽ là đại diện trong năm 2022 khi nền kinh tế hồi phục.
Có thể bạn quan tâm
Hết thời ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, bán "bia kèm lạc"?
05:15, 24/01/2022
TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Những ngân hàng báo lỗ quý cuối năm 2021
05:15, 23/01/2022
Mỹ lấn sân sang lĩnh vực tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
05:00, 23/01/2022
Ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, không chia cổ tức tiền mặt năm 2022
05:58, 19/01/2022
Làm nóng hơn quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
11:30, 17/01/2022