Vì sao DGC trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán?

ĐÌNH ĐẠI 15/04/2022 13:00

Cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) có 2 phiên tăng trần liên tiếp. Qua đó, đưa thị giá của cổ phiếu này trở thành cổ phiếu đắt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

>>>Hóa chất Đức Giang - DGC thăng hoa, Vinachem “chốt lời” nghìn tỷ

Theo đó, trong 2 phiên giao dịch ngày 13 và 14/4, cổ phiếu DGC đã tăng trần liên tiếp từ vùng giá 216.000 đồng/cổ phiếu (ngày 12/4) lên mức đỉnh giá 147.200 đồng/cổ phiếu (ngày 14/4), tương đương với mức tăng gần 14%; chính thức trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Phân xưởng sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa

Phân xưởng sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa của Hóa chất Đức Giang chi nhánh Hưng Yên.

Đà tăng của DGC bắt đầu từ cuối tháng 3/2020, khi giá cổ phiếu còn dao động quanh vùng 15.000 đồng/cổ phiếu. Với thị giá cổ phiếu hiện tại, DGC tăng gấp 16 lần so với thời điểm đó. Tính riêng trong một năm trở lại đây thì cổ phiếu này đã tăng 315%.

Chất xúc tác của phiên tăng giá ngày 14/4 là thông tin Hội đồng quản trị công ty thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 117%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu thì được nhận 117 cổ phiếu mới.

Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 4 - 5 năm 2022 sau khi được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 2.000 tỷ đồng. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ngoài ra, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, việc ban lãnh đạo GDC ước lãi sau thuế quý I/2022 đạt 1.500 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm ngoái, cũng tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Công ty dự báo năm nay doanh thu đạt hơn 14.000 tỷ đồng và lãi ròng của cổ đông công ty mẹ xấp xỉ 4.100 tỷ đồng, lần lượt tăng 46,6% và 71,5% so với cùng.

DGC hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về photpho vàng, axit photphoric, phân lân và phụ gia TACN photphat tại Việt Nam. Trong năm 2021, việc Trung Quốc thiếu hụt năng lượng nội địa cộng thêm quốc gia này thực hiện các biện pháp hạn chế sản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường đã khiến giá phốt pho vàng (P4) liên tục tăng mạnh, tác động kéo theo đà tăng của giá phốt pho vàng tại Việt Nam. Tới nay, mặc dù giá nguyên liệu này của Trung Quốc đã có sự hạ nhiệt, song mức giá tại Việt Nam vẫn đang giữ ổn định ở khoảng 7.000 USD/tấn từ đầu năm, cao hơn so với khoảng 3.000 USD trong giai đoạn 2016-2020. Đây cũng được coi là chất xúc tác mạnh cho DGC.

Với 2 phiên tăng trần liên tiếp, DGC đã trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán.

Với 2 phiên tăng trần liên tiếp, DGC đã trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán.

Ngoài ra, phốt pho cũng là nguyên liệu chính để sản xuất chip (phục vụ cho thiết bị 5G) và xu hướng sản xuất xe điện (phục vụ cho pin). Nắm bắt nhu cầu này, DGC đã phát triển một số hóa chất phốt pho mới phục vụ cho ngành công nghiệp pin lithium đang bùng nổ. Một số sản phẩm mẫu đã được gửi cho mảng xe điện VinFast và các khách hàng tiềm năng ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, DGC cũng đang gửi các mẫu axit photphoric nhiệt (TPA) cao cấp cho các khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ phục vụ các ứng dụng điện tử như màn hình LCD.

Xét về hoạt động kinh doanh, tuy tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song kết quả kinh doanh của DGC vẫn tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt 9.550 tỷ đồng, tăng 53% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 165% lên mức 2.513 tỷ đồng và vượt 128% kế hoạch năm 2021 do ĐHĐCĐ đề ra.

Theo ban lãnh đạo, DGC có được kết quả kinh doanh khả quan nhờ duy trì nhà máy hoạt động hết công suất và đưa mỏ Apatit KT25 vào hoạt động làm giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó thị trường thế giới có nhiều biến động theo hướng có lợi cho các sản phẩm của Tập đoàn.

Ở một diễn biến khác, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã hoàn tất mua vào 380.000 cổ phiếu DGC. Trong đó, Samsung Vietnam Securities Master Investment mua 20.000 đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited mua 360.000 đơn vị.

Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của cả nhóm là ngày 14/4. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital đã được nâng từ 5,79% lên 6,01% vốn điều lệ. Với việc thị giá DGC tăng kịch trần lên mức 247.200 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá này, số tiền các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã chi ra cho thương vụ này vào khoảng gần 94 tỷ đồng.

Trước đó, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital cũng đã hoàn mua vào 809.900 cổ phiếu DGC. Trong đó, Amersham Industries Limited mua 500.000 đơn vị và Norges Bank mua 309.900 đơn vị. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của cả nhóm là ngày 1/4. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital đã được nâng từ 4,96% lên 5,44% và chính thức trở thành cổ đông lớn từ ngày 5/4.

Có thể bạn quan tâm

  • Hóa chất Đức Giang - DGC thăng hoa, Vinachem “chốt lời” nghìn tỷ

    Hóa chất Đức Giang - DGC thăng hoa, Vinachem “chốt lời” nghìn tỷ

    11:02, 14/10/2021

  • Cổ phiếu DGC sắp chuyển sang HOSE

    Cổ phiếu DGC sắp chuyển sang HOSE

    09:00, 09/07/2020

  • "Bật mí" tiền gửi ngân hàng của DGC

    12:10, 29/05/2020

ĐÌNH ĐẠI