Siết trái phiếu doanh nghiệp "3 không" và phát hành riêng lẻ
Theo đánh giá của các chuyên gia, dù số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu "3 không" chưa nhiều, nhưng có thể khiến thị trường trái phiếu bị vạ lây và ảnh hưởng tới kênh dẫn vốn của nền kinh tế
Những doanh nghiệp này đem đến rủi ro cho thị trường vốn như thế nào?
Cần giải pháp bình ổn thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Bất động sản vẫn dẫn đầu phát hành trái phiếu
Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), từ đầu năm đến nay có 8 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng với tổng giá trị đạt 5.509 tỷ đồng và 26 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 22.185 tỷ đồng. Riêng trong tháng 2 có 1 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng và 4 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ riêng lẻ với tổng giá trị đạt 1.800 tỷ đồng. Theo đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về giá trị phát hành trái phiếu với 15.520 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56%. Trong đó, trái phiếu có kỳ hạn từ 1 - 3 năm là 9.313 tỷ đồng, chiếm 60%. Nhóm xây dựng đứng ở vị trí thứ 2 với 7.930 tỷ đồng, chiếm 28,6% tổng giá trị phát hành.
Nhóm bất động sản đứng đầu, tập đoàn I.P.A, Công ty Chứng khoán Thành Công và DRH Holdings là những doanh nghiệp đứng đầu phát hành trái phiếu. HĐQT Tập đoàn I.P.A mới đây đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không đảm bảo bằng tài sản trong 2022. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định là 9, 5%/năm nhằm thực hiện các dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.
Tiếp đó hàng loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng chứng khoán đua nhau phát hành trái phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp mà điển hình là trường hợp Tân Hoàng Minh mới đây đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tuýt còi và doanh nghiệp đang phải tìm phương án hoàn tiền cho nhà đầu tư.
Theo đánh giá của các chuyên gia, một số doanh nghiệp có năng lực tài chính không tốt; dòng tiền, phương án kinh doanh không khả thi. Dù số lượng doanh nghiệp như thế không nhiều, nhưng có thể khiến thị trường trái phiếu bị vạ lây và ảnh hưởng tới kênh dẫn vốn của nền kinh tế.
Hiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, mới chỉ hơn 10 năm và chỉ phát triển tương đối nhanh, mạnh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Vốn huy động qua thị trường chứng khoán gồm cả cổ phiếu và trái phiếu tương đương 26% tổng lượng vốn cung ứng ra nền kinh tế. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp chiếm phần nhiều, cổ phiếu là thiểu số. Vì thế, thị trường trái phiếu còn nhiều dư địa phát triển.
Theo ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN, giai đoạn 2022-2025, nền kinh tế cần 3,15 triệu tỷ đồng/năm để đầu tư toàn xã hội. Trong khi đó, vốn nhà nước chỉ đáp ứng được 25%-26%, còn lại phải huy động nguồn lực bên ngoài.
Như vậy, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng rất quan trọng và cần phải có chế tài để quản lý tạo động lực cho thị trường phát triển…
Cần có chế tài quản lý thị trường
Theo quy định hiện hành, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, thủ tục rất chặt chẽ và phải được UBCKNN thẩm định, cho phép. Dòng tiền từ nguồn này được quản lý đúng mục đích sử dụng. Nhưng với trái phiếu riêng lẻ, doanh nghiệp có thể phát hành thoải mái hơn mà không bị ràng buộc bởi các quy định trên.
Thực tế thời gian qua, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ bắt buộc phải có đánh giá của tổ chức đánh giá, xếp hạng tín nhiệm. Như vậy, thị trường này sẽ được quản lý để phát triển lành mạnh,
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT REE cho biết, doanh nghiệp đã có nhiều đợt phát hành cổ phiếu mới ra thị trường. Gần đây nhất là việc phát hành 2 đợt trái phiếu gồm trái phiếu doanh nghiệp có quy mô 1.000 tỷ đồng và 100 triệu USD nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Chuyển đổi ra sao để phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Các bên mua trái phiếu của REE phần lớn là các quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm… Đây là những nhà đầu tư có đủ khả năng, công cụ đánh giá giá trị cổ phiếu của công ty cũng như giám sát dòng tiền.
Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường các quy định chặt chẽ hơn cần có chế tài đặt ra đối với những trường hợp sử dụng vốn từ trái phiếu chệch hướng như thông tin đã được công bố.
Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn hợp pháp và hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp xuất hiện tình trạng "vàng thau lẫn lộn" do khung pháp lý còn những lỗ hổng. Do đó, cần nhanh chóng hoàn chỉnh khung khổ luật pháp, giảm nguy cơ thao túng và trục lợi, lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp...
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ban hành Chỉ thị về kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Vụ Tài chính ngân hàng khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trình Bộ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ trong tháng 5/2022.
Bộ Tài chính yêu cầu Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội rà soát các doanh nghiệp phát hành còn dư nợ trái phiếu riêng lẻ (tại thời điểm 31/3/2022) để đề xuất danh sách các doanh nghiệp cần kiểm tra, thanh tra gửi Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo các tiêu chí: Khối lượng khi phát hành và khối lượng dư nợ lớn; có số đợt phát hành nhiều, liên tục; phát hành lãi suất cao; doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh thua lỗ… hoàn thành trước ngày 3/5/2022.
Có thể bạn quan tâm