VCBS: VN-Index sẽ cán mốc 1.580 điểm vào cuối năm
Theo Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương - VCBS, dòng tiền quay lại thị trường từ cuối quý II với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục...
Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành chứng khoán giảm sâu vì đâu?
Thị trường bước vào chu kỳ điều chỉnh
Mặc dù thế giới có nhiều diễn biến bất ổn về chính trị nhưng trong quý 2 năm 2022, VN Index vẫn duy trì giao dịch ở vùng điểm cao quanh 1.200 sau chu kỳ giảm điểm mạnh. VN- Index diễn biến đồng pha với thị trường chứng khoán thế giới, chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong quý 2, lui về vùng điểm 1170. Vậy 6 tháng cuối năm chỉ số VN Index sẽ diễn biến thế nào?
Đi cùng xu hướng của VN-Index, HNX Index cũng đạt đỉnh vào đầu tháng 4 và sau đó bước vào chu kỳ điều chỉnh với thanh khoản sụt giảm. Tính trong giai đoạn từ đầu quý 2/2022, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 86,61 triệu cổ phiếu, giảm 23% so với quý 1. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng giảm 36% so với quý 1 và đạt 2.088 tỷ VND. Đà giảm đến từ những cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành thép, bất động sản, ngân hàng như HPG, VHM, TCB đã tác động tiêu cực đến chỉ số chung. Chỉ có số ít cổ phiếu thuộc nhóm ngành hưởng lợi như hóa chất, dầu khí, điện khí: GAS, DGC, REE là giữ được xu hướng tăng điểm .
Dòng tiền của khối ngoại trong nửa đầu năm 2022 biến động lớn trước tình hình dịch COVID cũng như ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô. Tính từ thời điểm đầu năm đến hiện tại, khối ngoại đang bán ròng với giá trị 82,73 tỷ đồng. Bắt đầu từ đầu tháng 5 năm 2022, khối ngoại liên tục bán ròng những cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, MSN VIC và chỉ tập trung mua ròng chứng chỉ quỹ FUEVFVND và những cổ phiếu thuộc ngành đang hưởng lợi từ vĩ mô như DGC, DPM, BSR...
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận hoạt động giao dịch sôi động so với cùng kỳ năm 2021. Giao dịch trung bình trong phiên đạt 28,256 tỷ đồng, tăng mạnh 20% so với cùng kỳ năm.
VN-Index sẽ cán mốc bao nhiêu ?
VCBS cho rằng những điểm chính của bức tranh kinh tế Việt Nam trong phần còn lại của năm 2022 sẽ là: Đà phục hồi tăng trưởng sẽ tiếp tục được củng cố, nhưng với mức lạm phát cao hơn. Lãi suất vẫn chịu áp lực điều chỉnh tăng, đặc biệt là lãi suất huy động nhưng sẽ chỉ về lại mức gần tương đương với giai đoạn trước dịch COVID-19.
Mặt bằng lãi suất nhìn chung vẫn giữ ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào của hệ thống liên ngân hàng. Theo đó, chỉ số VN -Index, cụ thể là mức cao nhất trong năm 2022 của chỉ số có thể lên đến 1.580 điểm – tương đương tăng khoảng 6% so với mức đỉnh của năm 2021.
Tuy nhiên, VCBS có điều chỉnh dự báo về thanh khoản thị trường. Theo đó, khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2022 được dự báo giảm so với năm 2021 và đạt bình quân khoảng 800-820 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức giảm khoảng 18-20%. Tương ứng với đó, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên cả năm 2022 cũng được kỳ vọng giảm khoảng 15% so với năm 2021, tương ứng đạt khoảng 22.000 - 23.000 tỷ đồng một phiên trên cả ba sàn.
Lựa chọn nhóm ngành nào?
VCBS cho rằng, về nhóm cổ phiếu đầu cơ nhìn chung đã “lặng sóng” đi rất nhiều. Bên cạnh đó, trong những ngày cuối quý 2/2022 dòng tiền có xu hướng quay trở lại các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. VCBS cho rằng, nhiều khả năng nhóm này sẽ vẫn tiếp tục trong nửa cuối năm 2022.
Ai sẽ thay thế PNJ trong rổ chỉ số VN30?
Do vậy, nhà đầu tư cần phải làm gì để thích nghi để tồn tại trong bối cảnh thị trường hiện nay? Hiện đà phục hồi kinh tế của Việt Nam tích cực 06 tháng đầu năm. Cùng với đó, NHNN vẫn đang thực hiện song song cả hai mục tiêu là giữ lạm phát trong tầm kiềm soát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế khiến cho các ngân hàng thương mại có thể sẽ được cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là nếu áp lực lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.
Vì vậy, cổ phiếu ngân hàng nhìn chung là các cơ hội đầu tư có tiềm năng tốt trong nửa cuối năm 2022, trong đó đáng chú ý hơn là nhóm ngân hàng TMCP tư nhân. Sau khi cơ quan quản lý nhà nước xử lý một số các doanh nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản, sự phân hóa đã và đang diễn ra trong ngành này.
Xét về dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản vẫn là rất lớn đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh ở Việt Nam (bất động sản nhà ở) và làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam (bất động sản khu công nghiệp). Cho giai đoạn nửa cuối năm 2022 VCBS cho rằng, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp bất động sản đang ở chu kỳ bán hàng chứ không phải ở giai đoạn triển khai dự án.
Trong nửa cuối năm 2022, áp lực lạm phát khá lớn từ chi phí đẩy với giá hàng hóa nguyên vật liệu tiếp tục giữ ở mức cao. Theo đó, VCBS đánh giá triển vọng tích cực ở các nhóm cổ phiểu đƣợc hưởng lợi từ giá đầu ra ở mức cao và vẫn còn tiềm năng duy trì mức giá này hoặc thậm chí có thể tiếp tục đi lên như: Hóa chất, Thủy sản, Thịt lợn.
Do bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới dự báo còn nhiều yếu tố rủi ro, bất định, một số cổ phiếu ngành Điện được kỳ vọng sẽ nổi bật với tính phòng thủ nhất định trong khi vẫn hứa hẹn triển vọng và hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế trong nước sau đại dịch và các chính sách ưu tiên với nhóm năng lượng tái tạo…
Có thể bạn quan tâm