Hé lộ nhiều doanh nghiệp lỗ ròng vì đầu tư chứng khoán

Diendandoanhnghiep.vn Báo cáo tài chính (BCTC) quí 2/2022 chuẩn bị được công bố đã hé lộ nhiều doanh nghiệp bỏ bê ngành kinh doanh chính, lấn sân sang đầu tư chứng khoán và bị lỗ đậm...

Báo cáo tài chính quí 2/2022 công bố nhiều doanh nghiệp thua lỗ do đầu tư chứng khoán

Báo cáo tài chính quí 2/2022 công bố ghi nhận nhiều doanh nghiệp thua lỗ do đầu tư chứng khoán

Báo cáo quí 2/2022 có soát xét của các Công ty kiểm toán công bố, cho thấy nhiều doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ vì đầu tư chứng khoán; trong khi hoạt động kinh doanh chính bỏ bê, tăng trưởng quý 2/2022 bị âm...

Công ty cổ phần Hóa An (mã DHA) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 ghi nhận mức lợi nhuận giảm mạnh so với các năm trước đây. Doanh thu hoạt động kinh doanh gần như đi ngang, chỉ giảm 0,18% so với cùng kỳ do sản lượng đá bán ra giảm hơn 37.000 m3. Tuy nhiên, biên lãi gộp sụt giảm mạnh từ 32,8% xuống còn 24,7% do giá dầu tăng đã đẩy chi phí đầu vào tăng. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh quý II do vậy giảm 25%, đạt xấp xỉ 23,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến lãi quý II chỉ còn đạt vỏn vẹn 1,75 tỷ đồng lại là do trích lập dự phòng cổ phiếu HPG. Tại thời điểm đầu năm 2022, Hóa An chỉ sở hữu 300.000 đơn vị cổ phiếu HPG và tăng lên 590.000 đơn vị vào cuối quý I/2022.

Trong quý II, cổ phiếu HPG vẫn giảm sâu. Chỉ trong vòng 3 tháng, giá cổ phiếu HPG đã giảm 34,6% khiến khoản trích lập dự phòng riêng quý II đối với HPG đã là 20,17 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây mới là số lỗ tạm thời tính theo giá cổ phiếu HPG tại thời điểm 30/6/2022.

Báo cáo tài chính DHA cho thấy đầu tư vào cổ phiếu HPG bị âm nặng do giá giảm sâu

Báo cáo tài chính DHA công bố cho thấy, do đầu tư vào các cổ phiếu nên phải trích lập dự phòng rủi ro 

Tiếp đến, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN), doanh nghiệp này này từng là "ngôi sao" trên TTCK khi thu về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận từ chứng khoán. Năm 2021, doanh thu hoạt động tài chính của NDN đạt hơn 200 tỷ, với trên 130 tỷ đồng lãi từ đầu tư chứng khoán, gấp 6 lần cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2022 NDN báo lỗ kỷ lục.

Theo báo cáo tài chính, NDN lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng trong quý II/2022, kéo lợi nhuận lỗ hơn 90 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do thua lỗ chứng khoán.

Lãi từ đầu tư chứng khoán trong nửa đầu năm chỉ còn hơn 14 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi gần 73 tỷ) khiến doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 70%. Trong khi đó, chi phí tài chính của NDN tăng hơn 4 lần, lên 121 tỷ đồng, do lỗ đầu tư chứng khoán và tăng dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

Công ty cổ phần Licogi 14 (L14) cũng công bố với báo cáo tài chính quý II/2022. L14 hoạt động trong mảng xây lắp, bất động sản ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng hai chữ số. Doanh thu của L14 đạt gần 88 tỷ đồng, tăng 45% cùng kỳ, lợi nhuận gộp cũng tăng gần 17%.

Tuy nhiên, con số vài chục tỷ tăng thêm không đủ để bù cho chi phí dự phòng giảm giá đầu tư tới 370 tỷ đồng. Theo đó, chi phí tài chính của L14 trong quý II tăng vọt lên hơn 400 tỷ đồng, so với mức 65 triệu đồng quý II/2021. Con số này khiến L14 lỗ ròng hơn 346 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, L14 lỗ hơn 234 tỷ đồng. Không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất lỗ vì đầu tư chứng khoán thời gian qua nhiều Công ty Chứng khoán cũng lỗ đậm. Trong số những công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022, nhiều Công ty đa phần thua lỗ chiếm tỷ lệ lớn.

Vì sao các quỹ ETF bán mạnh cổ phiếu PNJ?

Với nhóm công ty chứng khoán, qua báo cáo quý 2/2022 cho thấy một loạt công ty ghi lỗ: Chứng khoán Bảo Minh lỗ 165 tỷ đồng; Chứng khoán APG lỗ 106 tỷ đồng; Chứng khoán Thiên Việt lỗ gần 57 tỷ đồng…

Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) báo lỗ sau thuế quý 2/2022 gần 300 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là bị lỗ từ các tài sản tài chính lên 309,5 tỷ đồng do đầu tư vào các cổ phiếu gồm GEX, TCB, PET, PMC, SIP và các cổ phiếu khác.

Công ty chứng khoán Tiên Phong (ORS) cũng báo lỗ trước thuế 161,2 tỷ đồng trong quý 2/2022. Một trong những nguyên nhân là công ty bán ra danh mục gồm cổ phiếu và trái phiếu bị lỗ lên đến 367,3 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính công bố, Rồng Việt báo lỗ quý 2/2022 là 233,8 tỷ đồng và lũy kế 6 tháng đầu năm nay bị lỗ 128,7 tỷ đồng. Danh mục cổ phiếu đầu tư của Rồng Việt là các cổ phiếu như DBC, TCB, CTG, HPG, HSG, ACB… đã giảm mạnh so với đỉnh.

Theo ông Nguyễn Chí Tài- Chuyên viên phân tích ACBS, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của TTCK; tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất do đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp lấn sân vào TTCK rồi rút ra không kịp khiến ôm những khoản nợ lớn. Còn đối với các doanh nghiệp như Công ty Chứng khoán, ngoài sự suy giảm của thị trường, hoạt động tự doanh của các doanh nghiệp chứng khoán ghi nhận các khoản chênh lệch giảm do đánh giá lại khoản đầu tư. Doanh thu hoạt động giảm, trong khi chi phí hoạt động tăng. Đây là bức tranh chung trong báo cáo bán niên chuẩn bị công bố, hé mở trong kỳ báo cáo tài chính bán niên mà các doanh nghiệp bắt buộc phải công bố…

Có thể thấy, thời gian qua là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp khi sa chân vào đầu tư chứng khoán. Nhưng dù có hiệu suất âm trong ngắn hạn; về dài hạn, các chuyên gia vẫn đánh giá triển vọng khả quan cho TTCK chứng khoán Việt Nam với nhiều khả năng tăng trưởng dương từ nay đến cuối năm 2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hé lộ nhiều doanh nghiệp lỗ ròng vì đầu tư chứng khoán tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714050584 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714050584 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10