Kỳ vọng và rủi ro của nhóm cổ phiếu đầu tư công
Nhiều nhóm cổ phiếu bứt phá gần đây, riêng với nhóm cổ phiếu đầu tư công chưa được hoàn thành chỉ tiêu trong nửa đầu năm 2022 vẫn đang khiến nhà đầu tư phải cân nhắc cơ hội.
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
Theo báo cáo được Quốc hội đưa ra, tổng kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 là 542.106 tỷ đồng. Trong 6 tháng năm 2022, ước thanh toán giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN là 151.047 tỷ đồng, chỉ đạt 27.86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân cho các dự án đầu tư công đạt thấp
Trong những năm trước, tỷ lệ giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm rơi vào khoảng 22%–26%, vì thế tỷ lệ hiện tại đang ở mức thông thường như mọi năm, song vẫn chưa đạt được như kỳ vọng trước đó.
Nhà đầu tư kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2022 khi giá nhiều loại hàng hóa có dấu hiệu đạt đỉnh và gói kích thích kinh tế hơn 113 nghìn tỷ đồng đã bắt đầu được giải ngân từ tháng 4/2022. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập sáu đoàn kiểm tra để giải quyết các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.
Giá hàng hóa sẽ giảm nhiệt trong 6 tháng cuối năm: Giá hàng hóa đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 khi chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Theo nhận định, giá hàng hóa thường đảo chiều giảm rất nhanh sau một đợt tăng giá nóng, điều này có thể sẽ giúp các nhà sản xuất vật liệu xây dựng cải thiện biên lợi nhuận gộp (BLNG) trong nửa cuối năm 2022.
Xu hướng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng: Trong cả năm 2022, các chuyên gia kỳ vọng vốn đầu tư công thực hiện tăng 20-30% tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 sẽ cao hơn đầu năm nhờ mức nền thấp của cùng kỳ 2021. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang từng bước mở cửa lại nền kinh tế sau dịch bệnh, kỳ vọng giải ngân đầu tư công sẽ tăng trưởng nhanh trong suốt cả năm 2023 và trở thành động lực chính cho nhu cầu xây dựng & vật liệu xây dựng. Đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công là vậy, thấp vào những tháng đầu năm và tăng mạnh trong những tháng cuối năm, bởi các nhà thầu cũng cần thời gian để thi công, tích lũy khối lượng đủ để nghiệm thu, thanh toán.”
Quốc hội chủ trương đầu tư 5 dự án hạ tầng mới: Đầu tháng 5 vừa rồi, 5 dự án hạ tầng cấp trọng điểm quốc gia được Quốc hội phê duyệt theo hình thức đầu tư công như sau: Việc phê duyệt thêm dự án cho thấy Việt Nam đang dành nguồn lực rất lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng tổng số dự án cao tốc–hạ tầng cấp trọng điểm quốc gia được Quốc hội phê duyệt theo hình thức đầu tư công trong năm nay đã tăng lên 17 dự án.
Nhóm cổ phiếu đầu tư công liệu còn dư địa?
KSB-Cổ phiếu khoáng sản Bình Dương: KSB thuộc nhóm doanh nghiệp có quy mô và tiềm năng tăng trưởng tốt nhất ngành đá xây dựng khi sở hữu mỏ đá có chất lượng tốt với biên lợi nhuận khai thác đá ở mức khá cao trên 35%. Vì hạn chế trong việc cấp phép khai thác cho các mỏ đá xây dựng nên các doanh nghiệp đá xây dựng niêm yết đang sở hữu các mỏ đá có thời gian khai thác dài, công suất khai thác lớn sẽ có nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
KSB cũng là một nhà phát triển Bất động sản Khu công nghiệp: Khoảng hơn một nửa doanh thu của KSB đến từ việc cho thuê đất tại khu công nghiệp trong quý 1.22 vừa rồi. Dự tính, trong năm 2022, Công ty dự kiến tiếp tục chi đầu tư để mở rộng giai đoạn 2 KCN Đất Cuốc, nhằm đưa sản phẩm vào kinh doanh từ năm 2023. KSB kỳ vọng, khi các đường bay quốc tế được triển khai bình thường trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục kế hoạch khảo sát đã bị trì hoãn trước, nhu cầu thuê đất tại các KCN sẽ phục hồi..
VCG - Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam: Vinaconex là tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực: Đầu tư kinh doanh bất động sản; xây lắp công trình; tư vấn, thiết kế; sản xuất công nghiệp; xuất nhập khẩu.VCG được hưởng lợi từ việc giai tăng giải ngân đầu tư công thi trúng thầu tham gia thi công nhiều dự án giao thông trọng điểm như VCG, HHV, C4G,… đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ 2022-2023.Trong năm 2022, VCG đặt kế hoạch tổng doanh thu, thu nhập là 15.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 143% và 169% so với thực hiện trong năm 2021.
HT1 - Công ty CP xi măng Hà Tiên: Tiếp tục là doanh nghiệp triển vọng trong ngành nhờ chất lượng mỏ đá vôi và vị trí gần các công trình giao thông trọng điểm như Cao tốc Bắc - Nam, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Cảng hàng không quốc tế Long Thành,… Dự báo sản lượng bán hàng của HT1 trong năm 2022 có thể đạt mức 7 triệu tấn (~95% công suất) nhờ đầu tư công, đặc biệt là giải ngân vào các công trình cầu đường và thị trường miền Nam phục hồi sau dịch là những yếu tố chính thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của HT1 trong 2022. Rủi ro tình trang cung vượt cầu của ngành xi măng và biến động giá nguyên vật liệu
PLC - Tổng Công ty Hoá dầu Petrolimex: Chiếm 25-30% thị phần nhựa đường Việt Nam với tổng công suất gần 400,000 tấn/năm và 7 nhà máy phủ sóng toàn quốc. Các dự án đầu tư công cầu đường tạo động lực tăng trưởng mảng nhựa đường của PLC. Rủi do, công nợ khó đòi từ các dự án đầu tư công; Giảm nhu cầu dầu nhờn do hạn chế các hoạt động giao thông vận tải… Ngoài ra nhóm cổ phiếu trong bảng 2 các nhà đầu tư có thể cân nhắc để tham khảo khi đầu tư.
Không để “chết” vốn đầu tư công
Có thể nói, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ được Thủ tướng chính phủ và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Thủ tướng đã nhấn mạnh nếu như các bộ ngành, địa phương không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân thì phải kiểm điểm người đứng đầu, đồng thời điều chuyển kế hoạch vốn.Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả cho đến thời điểm này lại đang giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Có nhiều nguyên nhân ngoài liên quan đến vướng mắc về thể chế, chính sách trong nhiều lĩnh vực. Một dự án đầu tư công chịu sự chi phối của một loạt quy định pháp luật và vướng mắc nhiều nhất được ghi nhận về đất đai, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra liên quan đến những khó khăn đặc thù. Theo đó, trong mỗi năm, mỗi giai đoạn, lại có những vướng mắc mới phát sinh. Đối với năm 2022, ngoài chuyện phải về cuối năm giải ngân đầu tư công mới có thể tăng tốc thì năm nay giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung vật liệu xây dựng . Một số nơi chưa cập nhật kịp thời sát giá thị trường, nhà thầu có tâm lý chờ điều chỉnh chính sách về giá để tránh tình trạng "càng làm càng lỗ"... Do vậy, nhà đầu tư cân nhắc nhóm cổ phiếu này khi đầu tư...
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
18:50, 25/07/2022
Nghệ An: Hơn 6 tháng, gần 30 đơn vị chưa giải ngân đầu tư công
11:30, 07/07/2022
Quảng Ninh: Ì ạch, chậm tiến độ trong giải ngân vốn đầu tư công
01:10, 07/07/2022
Sở Kế hoạch và Đầu tư (Hà Tĩnh) lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công
00:30, 15/07/2022