Đòn bẩy tăng giá trị giao dịch bình quân của VN-Index
Phiên giao dịch đầu tuần này 12/9, thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ chính thức được áp dụng trở lại hình thức giao dịch cổ phiếu lô lẻ.
>>> Cổ phiếu TVC bị cắt margin, giao dịch dưới mệnh giá
Tuy đây không phải là hình thức mới mẻ vì đã được áp dụng trong suốt thời gian trước cho đến khi sàn HoSE nghẽn lệnh, nhưng việc được áp dụng trở lại hứa hẹn góp phần cải thiện thanh khoản thị trường với các đợt giao dịch giá trị nhỏ nhưng sôi động hơn.
Cụ thể, trong tháng 9 này, thị trường sẽ có các yếu tố cộng hưởng để cải thiện thanh khoản, giá trị giao dịch bình quân, bao gồm:
Thanh toán cổ phiếu T+2: Vào ngày 29/08/2022, VSD đã giảm thời hạn thanh toán cổ phiếu và tiền mặt xuống T+2,5 so với T+3 trước đó. Cụ thể, bên mua trước đó sẽ có sẵn cổ phiếu để bán và bên bán trước đó sẽ có tiền mặt để mua cổ phiếu vào phiên chiều của ngày làm việc thứ hai sau ngày giao dịch. Về mặt lý thuyết, điều này có thể làm giảm chu kỳ tiền mặt ngắn nhất của nhà đầu tư xuống còn 5 ngày so với 7 ngày trước đó và do đó chúng tôi ước tính thanh khoản thị trường sẽ tăng 10-15%.
Giao dịch cổ phiếu lô lẻ: Ngoài ra, như đề cập ở trên, HSX cũng đã thông báo cho phép giao dịch lô lẻ (1-99 cổ phiếu) kể từ ngày 12/09/2022. Nhắc lại, để giải quyết tình trạng tắc nghẽn lệnh trên sàn từ cuối năm 2020, HSX đã tăng lô giao dịch tối thiểu từ 10 cổ phiếu lên 100 cổ phiếu vào tháng 1/2021, khiến nhiều nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu mà họ sở hữu dưới 100 cổ phiếu. Do đó, cơ chế giao dịch mới (trong đó giá cổ phiếu áp dụng làm giá khớp lệnh cho các giao dịch lô lẻ và các giao dịch sẽ không tác động đến giá cổ phiếu) sẽ phần nào cải thiện thanh khoản thị trường.
Với tất cả yếu tố trên thanh khoản sẽ tăng thêm 10-15%, giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của VN-Index có thể tăng lên 16-17 nghìn tỷ đồng (so với 14 nghìn tỷ đồng vào tháng 8/2022), có thể tự duy trì ở mức 1.300 điểm từ phương pháp thống kê.
Đáng chú ý, 3 yếu tố kể trên chưa bao gồm tính toán đến kho vay ký quỹ lúc nào cũng có thể trở thành đòn bẩy cho thị trường khi được nhà đầu tư vận dụng.
Hiện khả năng cho vay ký quỹ có sẵn của các công ty chứng khoán trong nước là một trong những yếu tố cần tính. Vào cuối tháng 6/2022, tổng dư nợ cho vay ký quỹ chính thức là 153 nghìn tỷ đồng, giảm 23% so với mức đỉnh 200 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 3 ngay trước khi thị trường vốn bị siết chặt. Chúng tôi ước tính con số ký quỹ hiện tại không thay đổi nhiều do các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước đã bán ròng trong hai tháng qua.
>>>Xu hướng hợp nhất các công ty chứng khoán
Do đó, trước bối cảnh dữ liệu vĩ mô khả quan trong tháng 8/2022 và có thể trong những tháng còn lại, theo quan điểm của chúng tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiếp tục phục hồi vào cuối năm, nhờ xúc tác bởi room ký quỹ dồi dào sẵn có tại các công ty chứng khoán (khoảng 50 nghìn tỷ).
Như vậy, TTCK đang được đánh giá có những yếu tố nội tại có thể cải thiện thanh khoản và giá trị giao dịch ngay trong tháng 9. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan cũng đang có tính hỗ trợ cao cho thị trường, bao gồm: Lạm phát tích cực hơn. Vốn tín dụng từ ngân hàng được nới thêm và cơ chế cho pháp lý của thị trường trái phiếu doanh nghiệp được ban hành.
Lạm phát toàn phần tháng 8 đã tiếp tục giảm thấp, đánh dấu 2 tháng lạm phát toàn phần giảm thấp và với khả năng giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh xuống trong kỳ điều hành giá ngay đầu tuần này, báo hiệu lạm phát tiếp tục tích cực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý III/ 2022 tiếp tục được dự báo tăng trưởng mạnh lên tới +13% so với cùng kỳ năm trước vốn có nền tăng trưởng thấp, hàm ý về mức tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt cao hơn so với chỉ tiêu đề ra. Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng GDP 2022 của Việt Nam có thể đạt +8%, và điều chỉnh về +6% cho 2023.
Các điều kiện để ngân hàng thoải mái hơn trong việc gia hạn hạn ngạch tín dụng cho các ngân hàng trong nước vào tháng 9 đã được hiện thực hóa bằng động thái điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu tín dụng còn lại trong tổng 14% tới các ngân hàng.
Ngoài ra, được biết các quy định sửa đổi trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (hay còn gọi là Nghị định 153) sẽ không nghiêm ngặt như lo ngại ban đầu, cho phép phát hành trái phiếu cho mục đích tái cấp vốn.
Chúng tôi tin các sự kiện sẽ hỗ trợ về dòng vốn cho nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao và cũng cải thiện tâm lý thị trường chứng khoán, vốn đã giảm vào tháng 4 đến tháng 6 do lo ngại về sự suy giảm thanh khoản. Các quy định mới trên thị trường chứng khoán sẽ thúc đẩy thị trường cả về thanh khoản và thị giá.
Có thể bạn quan tâm