Chứng khoán Trung Quốc hưởng lợi với các chính sách hỗ trợ

Diendandoanhnghiep.vn Các động thái chính sách mới nhất tại Trung Quốc được cho là sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán, đặc biệt là sau khi các nhà chức trách đẩy mạnh nhiều biện pháp nới lỏng.

>> Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động tới Việt Nam

Tăng cường cắt giảm lãi suất

Tới đây, các ngân hàng Trung Quốc có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay chuẩn để giúp thúc đẩy nhu cầu vay vốn, nhằm đảo ngược sự sụt giảm mạnh trong tâm lý người tiêu dùng và kinh doanh.

Hoạt động của chứng khoán Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả việc đóng cửa Covid-19 và khủng hoảng nhà ở. Ảnh: EPA-EFE

Hoạt động của chứng khoán Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả việc đóng cửa Covid-19 và khủng hoảng nhà ở. Ảnh: EPA-EFE

Theo cuộc khảo sát 16 nhà kinh tế được Bloomberg thăm dò ý kiến, lãi suất cơ bản cho vay một năm (LPR) - lãi suất cho vay chuẩn trên thực tế đối với các ngân hàng  dự kiến sẽ cắt giảm 10 điểm cơ bản từ 3,7% xuống 3,6%. Đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 1/2022.

LPR dựa trên lãi suất tốt nhất mà 18 ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ và được tính chênh lệch trên lãi suất của ngân hàng trung ương đối với các khoản vay một năm. Vào đầu tuần, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất MLF 10 điểm cơ bản, điều này được cho là sẽ thúc đẩy các ngân hàng giảm lãi suất cho vay của họ. Trung Quốc đã báo cáo dữ liệu đáng lo ngại vào đầu tuần này cho thấy suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc khi dịch Covid lan rộng và khủng hoảng tài sản ngày càng trầm trọng.

Dữ liệu tín dụng gần đây cũng cho thấy, các công ty và hộ gia đình không muốn vay tiền trong tháng 7 do triển vọng không chắc chắn của nền kinh tế. Cùng với đó, cho vay đối với lĩnh vực bất động sản cũng giảm lần đầu tiên sau 10 năm.

Larry Hu, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Securities cho biết: “Chắc chắn, việc cắt giảm lãi suất không đủ để giải quyết vấn đề nhu cầu tín dụng yếu. Nhưng đó là một bước quan trọng để hướng tới mục tiêu thúc đẩy nhu cầu này tích cực dần lên".

Được biết, các ngân hàng tại nước này đang rủng rỉnh tiền mặt, nhưng không sẵn sàng hoặc cảm thấy khó khăn trong việc tài trợ vốn cho các dự án. Một số nhà kinh tế cũng cảnh báo về một "bẫy thanh khoản" ở Trung Quốc, nơi lãi suất thấp không thể thúc đẩy cho vay trong nền kinh tế, do mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy yếu.

Theo ông Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu của Greater China, có khả năng các ngân hàng sẽ cắt giảm mạnh hơn lãi suất cơ bản cho khoản vay 5 năm so với lãi suất một năm để hỗ trợ người mua nhà. Những động thái như vậy sẽ giúp khôi phục niềm tin thị trường. Mặc dù vậy, ông vẫn cảnh báo bất kỳ sự thúc đẩy nào cũng có thể bị hạn chế do người dân vẫn lo ngại về thu nhập, về giá bất động sản và nhiều yếu tố khác.

Trước tình hình trên, Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thúc giục các ngân hàng cho vay nhiều hơn, cắt giảm chi phí cho vay và nới lỏng một phần các quy định về quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, tỷ lệ thế chấp thấp hơn sẽ tích cực cho lĩnh vực bất động sản, nhưng chỉ điều đó có lẽ sẽ không đủ để xoay chuyển tình thế đang ngày càng bê bối.

Ngay cả khi chính sách cắt giảm lãi suất gần đây và các động thái thúc đẩy cho vay của các ngân hàng, thì các nhà kinh tế vẫn cảnh báo nước này sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tới, bao gồm cả việc thúc đẩy chính sách tài khóa. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 18/8 rằng, chính quyền địa phương có thể bán hơn 229 tỷ đô la Mỹ trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu cơ sở hạ tầng và bù đắp khoảng trống ngân sách.

>> Trung Quốc tìm hướng phân bổ ngoại hối

Thị trường chứng khoán hưởng lợi

Trước diễn biến trên, một số nhà quản lý quỹ đang chuyển sự chú ý sang chứng khoán Trung Quốc, với kỳ vọng Bắc Kinh sẽ thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ hơn và mở rộng thanh khoản, điều này được cho là sẽ có tác động cấp số nhân trong việc thúc đẩy tiêu dùng.

Khu phức hợp Exchange Square, nơi đặt Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, ở Hồng Kông. Ảnh: Bloomberg

Khu phức hợp Exchange Square, nơi có trụ sở của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Ảnh: Bloomberg

Abel Lim, Trưởng bộ phận tư vấn và chiến lược quản lý tài sản tại ngân hàng UOB cho biết, Trung Quốc là một trong số ít điểm sáng với lạm phát thấp, tạo dư địa cho thanh khoản nhiều hơn và các chính sách hỗ trợ tăng cường là yếu tố khiến chứng khoán Trung Quốc chuyển sang trung lập. Hầu hết các cổ phiếu Trung Quốc vẫn ở mức quá bán, trong khi nhiều rủi ro đã tồn tại, nhưng thị trường nửa cuối năm sẽ hoạt động tốt hơn do có khả năng được hỗ trợ từ chính sách.

“Các động thái chính sách mới nhất diễn ra trong một năm quan trọng về mặt chính trị tại Trung Quốc sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán, đặc biệt là sau khi các nhà chức trách đã đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng”, ông dự báo.

Cùng với đó, ngày 19/8, chứng khoán Hồng Kông cũng tăng trở lại từ mức thấp nhất trong một tuần, trước các thông tin về cắt giảm lãi suất. Chỉ số Hang Seng tăng 0,1% lên 19.773,03 vào lúc đóng cửa, giảm mức giảm trong tuần này xuống còn 2%. Chỉ số Công nghệ hầu như không thay đổi trong khi Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải giảm 0,6%.

Alibaba Group Holding tăng 1,4% lên 89,50 đô la Hồng Kông, trong khi Tencent Holdings tăng 0,8% lên 315 đô la Hồng Kông. Các nhà phát triển bất động sản Country Garden và China Overseas Land & Investment đã tăng ít nhất 2,1%. Tongwei tăng 4,9% lên 59,96 Nhân dân tệ ở Thượng Hải và GCL Technology Holdings tăng 2% lên 3,05 đô la Hồng Kông ở Hồng Kông. Tianqi Lithium, nhà sản xuất hợp chất lithium lớn thứ hai châu Á, giảm 4,1% ở Thâm Quyến và 3,4% ở Hồng Kông do lo ngại về chi phí bán lithium tăng.

Các thị trường lớn khác ở châu Á đều tăng điểm ngoại trừ Hàn Quốc, nơi chỉ số Kospi giảm 0,6%. Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 0,2% và chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,1%, với các nhà giao dịch đang chờ đợi thêm tín hiệu về tốc độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong chuyến thăm đến trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến ngày 16/8 đã kêu gọi lãnh đạo các tỉnh gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc ổn định nền kinh tế đang trì trệ. Một số ý kiến cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc từ nay đến cuối năm sẽ vẫn yếu, do hàng loạt dữ liệu kinh tế đáng lo ngại trong tháng 7. Cụ thể, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp chậm lại hơn dự kiến trong tháng trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng cao kỷ lục.

Các nhà chiến lược tại BCA Research viết trong một ghi chú được công bố gần đây rằng, sự kết hợp của các vấn đề trên thị trường bất động sản, xuất khẩu sắp bị thu hẹp và chính sách zero-Covid sẽ làm giảm tác động của các biện pháp kích thích hiện tại. Do đó, sự phục hồi có ý nghĩa trong hoạt động kinh tế có thể sẽ không thành hiện thực trong những tháng tới. “Sự phục hồi ở Trung Quốc sẽ theo hình chữ U chứ không phải hình chữ V, với rủi ro nghiêng về phía giảm và phần thưởng cho cổ phiếu Trung Quốc vẫn còn thấp”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chứng khoán Trung Quốc hưởng lợi với các chính sách hỗ trợ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714171076 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714171076 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10