Dòng tiền nội đổ vào cổ phiếu TCB
Phiên giao dịch ngày 22/05, cổ phiếu TCB-Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục hút mạnh dòng tiền và là cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng 2,87%...
Đầu tư dài hạn cổ phiếu ngân hàng: Chọn TCB, VCB và MBB, vì sao?
Phiên giao dịch ngày 22/05 cổ phiếu TCB hút dòng tiền, cán mốc 30.500 đồng/cp với khối lượng giao dịch lên tới 9,4 triệu cổ phiếu. Đây là khối lượng cổ phiếu khớp lệnh cao nhất trong 6 tháng vừa qua đối với ngân hàng này. Trong khi đó các phiên giao dịch từ 9/5 đến ngày 19/5 cổ phiếu TCB khớp lệnh vẻn vẹn có 3 triệu cổ mỗi phiên. Theo phản ánh của nhà đầu tư, phiên giao dịch này dòng tiền nội đã đổ vào cổ phiếu TCB giúp cổ phiếu này lập đỉnh với giá cao nhất trong thời gian qua. Vậy TCB có gì?
Báo cáo tài chính mới công bố cho thấy, lợi nhuận trước thuế của TCB giảm 17,1% so với cùng kỳ do Tổng thu nhập hoạt động (TOI) sụt giảm 7,1% , trong khi chi phí hoạt động tăng khoảng 4,6% và chi phí dự phòng tăng 47%. Thu nhập lãi thuần (NII) giảm 19,5% do NIM giảm so với cùng kỳ mặc dù tín dụng tăng 9,3% so với đầu năm.
Trái lại thu từ dịch vụ (NFI) tăng trưởng khá tốt (+14,2%), trong đó, mảng bảo hiểm có xu hướng thu hẹp, chỉ mang về 194 tỷ đồng doanh thu. Cũng trong quý 1/202 TCB ghi nhận thu nhập khác khoảng 731 tỷ đồng từ việc bán trụ sở ở Bà Triệu, đóng góp không nhỏ vào cơ cấu doanh thu. CASA của TCB giảm từ mức 37% trong Q4/2022 xuống còn 32% trong quý đầu năm nay. Đây cũng là xu hướng chung của toàn ngành ngân hàng hiện tại và được kỳ vọng đảo chiều khi mặt bằng lãi suất hạ nhiệt trong thời gian tới.
Trong năm 2023, TCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng 15% hoặc cao hơn trong mức NHNN cho phép. Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến thấp hơn 1,5%. TCB tiếp tục chủ trương không chia cổ tức trong năm nay. Về phương án tăng vốn điều lệ, TCB dự kiến phát hành gần 5,3 triệu cổ phiếu ESOP (bao gồm cả người lao động nước ngoài) với giá 10.000 đồng/cp. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên hơn 35.225 tỷ đồng, thời hạn hạn chế chuyển nhượng một năm.
Ngoài ra, trong tháng 06/2023, TCB sẽ tiến hành mua 105 triệu cổ phiếu TCBS với giá chào bán dự kiến là 95.600 đồng/cp. Như vậy sau đợt chào bán, tỷ lệ sở hữu của TCB tại TCBS sẽ tăng từ 88,8% lên 94,2%.
Về cổ phiếu TCB, đánh giá của ABS Research cho rằng sau nhiều năm tăng trưởng nóng với quy mô lợi nhuận luôn dẫn đầu nhóm ngân hàng tư nhân, TCB đã có phần thận trọng hơn với kế hoạch kinh doanh 2023. ABS Research đánh giá các định hướng của ngân hàng là phù hợp với tình hình kinh doanh và bối cảnh kinh tế hiện tại.
Song hành với việc củng cố lại sức khỏe tài chính và quản trị rủi ro, TCB tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ nhằm dịch chuyển tín dụng sang mảng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Dựa trên kế hoạch kinh doanh 2023 của TCB, ABS ước tính ROE của TCB đạt xấp xỉ 20%.
Năm 2023 ước tính giá cổ phiếu TCB là 32.700đ/cp. TCB hiện đang giao dịch với 2023F P/B ở mức 0,9x, thấp hơn mức P/B trung vị 5 năm của TCB là 1.2x và P/B toàn ngành 1.6x. Nhà đầu tư dài hạn có thể mở mua mới hoặc chờ đợi cổ phiếu này chỉnh về quanh vùng giá 29.000-30.000 đồng/cp...
Có thể bạn quan tâm