Giá vàng tuần tới: Giằng co theo “bóng ma” lạm phát Mỹ
Giá vàng tuần tới có thể sẽ chịu tác động mạnh bởi số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 của Mỹ được công bố trong tuần tới.
>> Giá vàng tuần tới: “Co giật mạnh” vì số liệu việc làm Mỹ
Trong tuần này, giá vàng đã giảm từ mức 1.972 USD/oz xuống 1.925 USD/oz, sau đó tăng trở lại mức 1.946 USD/oz vào phiên cuối tuần.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục đi ngang trên mức 67 triệu đồng/lượng.
Sở dĩ giá vàng phục hồi vào phiên cuối tuần này do số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 7 của Mỹ chỉ đạt 187.000 việc làm, thấp hơn so với mức dự kiến là 200.000 việc làm và kỳ trước là 209.000 việc làm. Đây là tháng thứ 2 NFP giảm mạnh hơn so với mức dự báo. Tuy nhiên, tiền lương tháng 7 của Mỹ lại tăng tới 0,4%. Như vậy, bức tranh thị trường lao động Mỹ đang cho thấy tác động không rõ ràng tới áp lực lạm phát của nước này.
Trong tuần tới, CPI tháng 7 sẽ làm tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường vàng. Theo dự kiến, CPI tổng thể sẽ tăng lên mức 3,3% so với mức 3% trong tháng 6 do giá một số hàng hoá trong rổ tính CPI của Mỹ tăng nhẹ.
Tình trạng giảm lạm phát của Mỹ mà chúng ta đã thấy trong 12 tháng qua đang giảm dần. Tuy nhiên, chi phí nhà ở sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ vì chi phí này có xu hướng tăng nhẹ và chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI. Ngoài ra, FED sẽ đặc biệt tập trung vào lạm phát dịch vụ trong báo cáo CPI. Giá dịch vụ liên quan đến tiền lương, trong khi tiền lương đã tăng với tốc độ nhanh gần đây. Đây cũng là điều mà FED vẫn quyết định bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất.
Do đó, nếu CPI tháng 7 tăng 3,3% như dự báo của các chuyên gia, thì FED sẽ càng thận trọng hơn trong việc ngừng hẳn chu kỳ thắt chặt tiền tệ hiện hành. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng tuần tới.
>> Giá vàng tuần tới: Ám ảnh bởi “bóng ma” lạm phát Mỹ
Dù CPI cũng là chỉ số quan trọng, nhưng FED thường ưu tiên xem lạm phát chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) làm thước đo chính cho xu hướng giá tiêu dùng của Mỹ. Trong tháng 6, PCE tổng thể bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021. Trong khi PCE cơ bản đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2021.
Như vậy, cả CPI và PCE đều đang trên đà giảm, nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mức lạm phát mục tiêu của FED là 2%. Do đó, cuộc chiến chống lạm phát của FED có thể chưa dừng lại, nếu độ trễ tác động của các lần tăng lãi suất trước đây không còn nhiều.
Ông Colin, Chuyên gia phân tích ngoại hối độc lập, cũng cho rằng lạm phát của Mỹ sẽ tiếp tục giảm, nhưng tốc độ giảm sẽ rất chậm. Do đó, FED chưa thể ngừng hẳn chính sách tăng lãi suất, mà tiếp tục theo dõi số liệu lạm phát cũng như các dữ liệu kinh tế vĩ mô khác để quyết định chính sách tiền tệ của mình.
“Nếu CPI tháng 7 tăng trở lại mức trên 3%, thì sẽ khiến giá vàng tuần tới giảm về vùng 1.900 USD/oz. Ngược lại, nếu CPI giảm xuống dưới mức 3% thì giá vàng có thể sẽ tiến lên sát mức 2.000 USD/oz”, ông Colin nhận định và cho biết thêm, giá vàng ngắn hạn có thể vẫn tiếp tục giằng co theo các yếu tố tác động, đặc biệt là các số liệu liên quan đến lạm phát của Mỹ và các phát ngôn của các quan chức FED. Tuy nhiên, về dài hạn, giá vàng sẽ tăng mạnh, bởi FED cũng đã gần đạt tới mức đỉnh của chu kỳ tăng lãi suất và sớm muộn sẽ phải cắt giảm để giúp kinh tế Mỹ tránh rơi vào suy thoái.
Có thể bạn quan tâm
Giá vàng tuần tới: “Cơn gió ngược” sắp đảo chiều?
04:30, 16/07/2023
Giá vàng tuần tới đối mặt “cơn gió ngược”
04:30, 02/07/2023
Giá vàng tuần tới: Tăng bất chấp cảnh báo của FED?
04:30, 18/06/2023
Giá vàng tuần tới sẽ ra sao khi Chủ tịch FED còn “mạnh miệng”?
11:30, 25/06/2023
Giá vàng tuần tới: Coi chừng thái độ “diều hâu” của FED!
04:30, 11/06/2023
FED vẫn “đau đầu” vì lạm phát, giá vàng tuần tới còn giảm tiếp?
05:30, 28/05/2023