Nhận diện 3 rủi ro có thể tác động đến thị trường chứng khoán
Trong tháng 8, hầu hết các rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam và TTCK đã phản ánh vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều rủi ro.
>>>Tác động của cơ chế ngắt mạch thị trường chứng khoán
Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán như lạm phát toàn cầu đã giảm dần và cho đến nay đã không còn nhiều ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế mà chưa được giải quyết. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều rủi ro, với vấn đề lớn nhất đến từ độ trễ và sự thẩm thấu của chính sách tiền tệ bị thắt chặt ở các nước phương Tây.
Dựa vào những dấu hiệu đáng lo ngại đó, chúng tôi nhận điện 3 rủi ro lớn có thể diễn ra và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK):
Suy thoái toàn cầu
Động lực ở một số nền kinh tế đang phát triển Ấn Độ và một số nước Đông Á đang khả ổn, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn có thể đã giảm bớt nhưng vẫn còn rất mong manh. Ngay cả ở những nền kinh tế đang thể hiện khả năng phục hồi, sự lạc quan có thể biến mất khi ảnh hưởng của lãi suất cao bắt đầu thẩm thấu vào thị trường.
Những tác nhân ảnh hưởng chính lên nền kinh tế toàn cầu gồm: (1) nợ xấu, (2) tài chính bị thắt chặt dẫn đến (3) động lực tăng trưởng kém vẫn còn hiện hữu. Riêng vấn đề tăng trưởng thì toàn cầu vẫn đang rất khó dự báo, lạm phát có thể trở lại và thậm chí tăng lên nếu xảy ra những “cú sốc” bất ngờ, gần đây nhất có thể thấy những “cú sốc” từ cuộc chiến Nga – Ukraine và thời tiết cực đoan đã đang ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực toàn cầu đẩy giá cả lên cao và gián đoạn chuỗi cung ứng, …
Trung Quốc bấp bênh trong việc tăng trưởng
Mặc dù có hàng loạt chính sách điều chỉnh và dẫn dắt nền kinh tế vượt qua khó khăn, nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn cần thời gian hấp thụ các chính sách này, vì vậy số liệu kinh tế vẫn còn nhiều u ám. Bên cạnh đó, lo ngại lớn nhất đến từ việc nền kinh tế thứ hai thế giới có thể đối diện với giảm phát, một phần là hệ quả của các vấn đề bất động sản chưa được giải quyết, gây ra những rủi ro đáng lo ngại cho phần còn lại của thế giới.
Ảnh hưởng bởi Trung Quốc có thể khiến dòng tiền ngoại hối rời khỏi Việt Nam rất mạnh ở cả vốn từ các quỹ đầu tư trên TTCK lẫn các dòng tiền khác.
>>>Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tương quan với lãi suất
Biến động tỷ giá bất ổn
Sau khi Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất điều hành, với 4 lần trong tháng 3, 4, 5 và 6. Chính sách tiền tệ ngược chiều giữa Việt Nam và Mỹ, cộng thêm thanh khoản tiền đồng dư thừa do tăng trưởng tín dụng yếu, khiến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng nới rộng.
Việc biên độ dao động của tỷ giá ngoài ngưỡng kiểm soát có thể khiến NHNN có thể dùng các biện pháp đặc biệt để can thiệp, trong đó lo ngại lớn nhất của chúng tôi đến từ việc chính sách tiền tệ có thể đảo chiều để giảm bớt căng thẳng.
Nhìn chung, hầu những những rủi ro trên chỉ dừng ở mức đã được nhận diện và đến từ tác nhân bên ngoài, các rủi ro này cũng mang tính hệ thống với đặc trưng thường không thể dự đoán. Do đó, FIDT đánh giá các rủi ro trên chỉ ở mức hiện hữu và chỉ xảy ra với kịch bản xấu.
VN-Index liệu có rơi vào kịch bản xấu?
Trong thời kỳ chính sách tiền tệ nới lỏng kèm với việc Chính phủ liên tục có những động thái hỗ trợ và chỉnh sửa về mặt chính sách nhằm tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế. Chúng tôi dự báo trường chứng khoán vẫn duy trì được xu hướng tích cực trong tháng 9 và xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục trong giai đoạn cuối 2023. Tuy nhiên, việc tăng điểm của thị trường sẽ ở mức khá chậm chạm và xen lẫn các nhịp điều chỉnh.
Và trong bối cảnh đó, FIDT đánh giá cơ hội sẽ tìm đến với một số nhóm ngành có tiềm năng lớn được ủng hộ bởi cả tính chu kỳ lẫn có câu chuyện riêng hỗ trợ tăng trưởng gồm: Bất động sản, bán lẻ, xuất nhập khẩu, các ngành hưởng lợi từ xu hướng đẩy mạnh đầu tư công như xây lắp hạ tầng, đá xây dựng, xây dựng hạ tầng dầu khí.
Ở kịch bản xấu, khi một trong những rủi ro lớn đã đề cập ở phần trước xảy ra trong 2023, chúng tôi cho rằng thị trường (VN-Index) có thể tạo đỉnh sớm hơn kỳ vọng và quay lại xu hướng giảm (downtrend) đến khi có những dấu hiệu tích cực trở lại.
Với trường hợp kịch bản xấu có thể xảy ra, nhà đầu tư nên thận trọng trước quyết định sử dụng các đòn bẩy trong đầu tư và chú ý theo dõi những chỉ số quan trọng đối với kinh tế như tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, …
Có thể bạn quan tâm