Nhà đầu tư hãy tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam

DIỄM NGỌC 07/11/2023 05:30

Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định trên cơ sở xem xét các vấn đề về vĩ mô, ảnh hưởng từ quốc tế và nội tại của chính doanh nghiệp khi tham gia thị trường.

>>Câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán và tiến độ KRX

Tập trung cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Hiện nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang được 2 tổ chức xếp hạng thị trường là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 - thị trường cận biên. Riêng FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên Nhóm 2 - thị trường mới nổi. Tại kỳ đánh giá vào tháng 9/2023, FTSE Russel tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp.

Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định trên cơ sở xem xét các vấn đề về vĩ mô, ảnh hưởng từ quốc tế và nội tại của chính doanh nghiệp khi tham gia thị trường.

Nhà đầu tư được khuyến nghị cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định trên cơ sở xem xét các vấn đề về vĩ mô, ảnh hưởng từ quốc tế và nội tại của chính doanh nghiệp khi tham gia thị trường.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch & Đầu tư sớm nâng hạng thị trường chứng khoán. UBCKNN đã làm việc tại Mỹ để họ hiểu hơn về thị trường tài chính Việt Nam.

Có thể thấy, nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đang hướng tới. Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, yêu cầu: "Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài".

Trả lời báo chí, đại diện UBCKNN cho biết, Bộ Tài chính đã làm việc trực tiếp với hai đơn vị xếp hạng này và họ đánh giá rất cao nỗ lực, quyết tâm từ phía cơ quan quản lý. Trong thời gian tới, UBCKNN sẽ rà soát, điều chỉnh một số văn bản pháp lý để có thể giải quyết dứt điểm các vấn đề, sớm thực hiện mục tiêu đặt ra.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK, mục tiêu của UBCKNN là làm sao để TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng, chủ yếu cho các doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Nhiều yếu tố tác động đến thị trường

Theo nhận xét của CTCK BSC, sau giai đoạn hồi phục tích cực của thị trường chứng khoán trong quý 2 và quý 3/2023, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã ghi nhận mức điều chỉnh mạnh đi kèm với các yếu tố phức tạp đến từ rủi ro địa chính trị và biến động tình hình vĩ mô thế giới.

Nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán

Nhiều yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán

Cùng với đó, thanh khoản thị trường sụt giảm khiến cho cơ hội đầu tư được chắt lọc kỹ hơn, từ đó việc phân hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ ở giữa các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa, nhỏ và lớn.

BSC cho rằng, các chỉ tiêu kinh tế hiện tại của Việt Nam cho thấy chúng ta vẫn đang trong giai đoạn phục hồi với các dấu hiệu như: Lãi suất huy động bắt đầu xu hướng giảm; Lạm phát tạo đỉnh và được kiểm soát; Lãi suất dài hạn chạm đáy và đỉnh của giá trái phiếu; Giá cổ phiếu hình thành xu hướng tăng.

“Một số nguy cơ nhà đầu tư cần chú ý về vấn đề chỉ số lạm phát tăng lại, cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt ở các quốc gia lớn trong thời gian dài hơn đi kèm với rủ ro suy thoái là các “cơn gió ngược” có thể ảnh hưởng đến đà hồi phục của thị trường”, chuyên gia tại BSC nhấn mạnh.

Trước đó, cũng theo đại diện UBCKNN, diễn biến của thị trường chịu tác động bởi nhiều yếu tố vĩ mô trong nước và trên thế giới như lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, áp lực điều hành tỉ giá… Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, đã tăng trưởng chậm lại, khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng.

UBCKNN khuyến nghị các nhà đầu tư cần nhìn nhận, phân tích và đánh giá toàn diện về các yếu tố kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tiếp nhận các thông tin chính thống từ doanh nghiệp, đặc biệt là việc cẩn trọng với tin đồn thất thiệt, thiếu kiểm chứng, ảnh hưởng với quyết định đầu tư.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch bất thường, kiểm tra các hành vi có dấu hiệu trục lợi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, giả tạo trên thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán giảm sốc còn kéo dài?

    Chứng khoán giảm sốc còn kéo dài?

    03:47, 06/11/2023

  • Nâng hạng thị trường chứng khoán: Điểm sáng trong dài hạn

    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Điểm sáng trong dài hạn

    05:25, 02/11/2023

  • "Thao túng, làm giá bất động sản còn nguy hiểm hơn thao túng chứng khoán"

    21:04, 31/10/2023

DIỄM NGỌC