Nhận diện những rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam
Mặc dù Việt Nam được Fitch nâng mức xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên đây vẫn là mức “cờ đỏ”. Vì vậy đây vẫn được xem là một trong những rủi ro khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Đây là phân tích của ông Tomaso Andreatta, đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ về việc nhận định những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam, tại buổi họp báo trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 được tổ chức mới đây.
Theo đó, ông Tomaso, mặc dù Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hồi tháng 5 vừa qua đã thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-” lên “”BB” với triển vọng “ôn định”. Tuy nhiên, điều này vẫn có nghĩa Việt Nam đang ở dưới mức an toàn để nhà đầu tư có thể yên tâm “rót vốn”. Nghĩa là thị trường đầu tư đang bị “cắm cờ đỏ” cảnh báo về khả năng không trả được nợ của Việt Nam là có. Mặc dù nhìn ở góc độ trong nước, Việt Nam có lịch sử trả nợ tín dụng rất tốt. Khi nhìn ở góc độ nhà đầu tư, đây vẫn là một chỉ báo về rủi ro.
Thêm nữa, theo các nhà đầu tư, nền kinh tế Việt Nam “trẻ”, quy mô nhỏ, trong quá khứ đã ghi nhận điều hành kinh tế đã tạo ra những vấn đề nhất định, và trong tương lai Việt Nam vẫn phải chịu sự định hàng tín dụng thấp từ Quốc tế.
Ngoài ra, phân tích ở góc độ pháp lý, ông Tomaso dẫn lời các nhà đầu tư cho rằng, Luật pháp Việt Nam cực kỳ phức tạp. Điều này được thể hiện trong việc, khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về dịch vụ được bán, giấy phép đầu tư có được cấp hay không, và các rủi ro khác mà đáng nhẽ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Ví dụ như hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN có quyền không mua điện từ các dự án này. Như vậy, trong trường hợp EVN không thu mua điện từ dự án điện mà nhà đầu tư, doanh nghiệp đã bỏ một nguồn vốn lớn để đầu tư như vậy rõ ràng cũng sẽ là rủi ro lớn.
Ông Tomaso gọi đây là những điều có thể “ngáng trở” quyết định đầu tư của doannh nghiệp, nhà đầu tư.
Ngoài ra, việc người nước ngoài không được sở hữu, không được thế chấp đất đai, bất động sản cũng được coi là một trong những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó còn là những rủi ro về mặt pháp lý khi mà luật pháp thay đổi một cách đột ngột, không có độ trễ của chính sách, khiến các nhà đầu tư “không kịp trở tay”.
Có thể bạn quan tâm