Đề xuất sửa đổi 18 nhóm chính sách liên quan đến Luật Đầu tư công
Thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là một trong những khó khăn được chỉ ra trong quá trình thực thi Luật Đầu tư công.
Theo đó, các địa phương đều than rằng, trình tự của thủ tục này rất phức tạp, do hầu hết các dự án đều phải gửi hồ sơ về Trung ương để thẩm định, nên tốn nhiều thời gian và lúng túng. Ngoài ra, còn có tình trạng luẩn quẩn “con gà, quả trứng” hay những dự án nguồn vốn đã rõ ràng, tuy nhiên vẫn phải thực hiện thẩm định nguồn vốn… dẫn đến thủ tục thẩm định nguồn vốn trong nhiều trường hợp chỉ mang tính hình thức và không thực chất. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đầu tư công để phù hợp với thực tiễn là rất cấp thiết.
Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi 18 nhóm chính sách trong khuôn khổ việc sửa đổi Luật Đầu tư công liên quan đến nhiều tiêu chí. Trong đó có thể kể đến tiêu chí phân loại dự án nhóm A, dự án quan trọng quốc gia, đến thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các trình tự, thủ tục đầu tư, điều chỉnh tổng mức đầu tư, chương trình, dự án…
Theo đó, Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ tập trung vào điều chỉnh các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp, sẽ do các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh và do Thủ tướng quyết định.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều "ông lớn" mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam
03:46, 22/08/2018
Ngành giấy vẫn còn nhiều "gian nan"
04:15, 21/08/2018
“Làn sóng” đầu tư năng lượng tái tạo tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam
06:20, 20/08/2018
Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư
15:51, 19/08/2018
Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn
05:21, 17/08/2018
Thu hút đầu tư “nóng” vào điện gió
09:20, 16/08/2018
Được biết, nhằm tăng cường phân cấp, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi nên có quy định uỷ quyền cho chủ tịch HĐND cấp tỉnh quyết định các dự án đầu tư ở địa phương khi HĐND không họp.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định dành một khoản vốn riêng cho việc chuẩn bị đầu tư các dự án, vì quy định như hiện nay đang bị “chê” là một vòng luẩn quẩn, bế tắc. Cụ thể, có dự án thì mới có vốn chuẩn bị đầu tư, trong khi trên thực tế phải có vốn chuẩn bị đầu tư, thì mới hình thành được dự án. Theo đó, dự thảo đề xuất phần vốn dành cho chuẩn bị đầu tư trung hạn trước mỗi nhiệm kỳ sẽ do Thủ tướng quyết định từ cuối nhiệm kỳ trước.
Quay trở lại quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định và giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, dự thảo Luật Đầu tư cô sửa đổi sẽ quy định mới theo hướng tăng cường hậu kiểm, giảm bớt tiền kiểm. Ví dụ, với kế hoạch trung hạn 5 năm, Quốc hội quyết định tổng mức kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, Chính phủ quyết định và giao tổng mức vốn cho từng bộ, ngành, địa phương.
Trên cơ sở tổng mức vốn được giao, các bộ, ngành, địa phương triển khai đăng ký danh mục dự án trung hạn 5 năm theo đúng các quy định về điều kiện của dự án và nguyên tắc bố trí vốn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tổng hợp, thông báo lại và theo dõi quá trình thực hiện.
Những điểm mới của dự thảo Luật Đầu tư công như vừa nêu được kỳ vọng sẽ giải quyết được “nút thắt” đầu tư công hàng năm bị giao chậm, và chậm giải ngân.