30 năm thu hút FDI: "Cẩn trọng cuộc đua cạnh tranh xuống đáy giữa các địa phương"

Thanh Phong 01/10/2018 07:52

Sự chênh lệch quá lớn về kết quả thu hút FDI giữa các địa phương chính là một trong những “khiếm khuyết” của hoạt động thu hút FDI trong 30 năm vừa qua.

Theo báo cáo 30 năm thu hút FDI của Cục Đầu tư nước ngoài, sau 20 năm, nhờ biết tận dụng lợi thế , tỉnh Vĩnh Phúc đã “vươn lên” trở thành một trong những địa phương là nơi hội tụ lớn của các dòng vốn FDI của các nhà đầu tư lớn như Toyota, Honda hay Piaggio... Điều này đã góp phần làm “thay da đổi thịt” của Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, có một thực tế phải nhìn nhận đó là các địa phương vẫn đang “lúng túng” trong việc ra quyết định đầu tư do thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin trao đổi giữa các địa phương và thiếu các quy chuẩn chung trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Một dự án nhà máy chế biến gỗ cần bao nhiêu đất là đủ cũng là câu hỏi không hề dễ đối với các địa phương.

Một dự án nhà máy chế biến gỗ cần bao nhiêu đất là đủ cũng là câu hỏi không hề dễ đối với các địa phương.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của VCCI cho biết: “Trong thu hút đầu tư nước ngoài vai trò của địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, trong dự thảo chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030 lại chưa có định chế nào để đảm bảo việc thực hiện tại địa phương cách thông suốt”.

Cụ thể, ở một số địa phương có vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực tập trung đông... dòng vốn thu hút đầu tư FDI lớn, thì còn có cơ hội cân nhắc giữa dự án này với dự án kia. Tuy nhiên, tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa, thì việc có các dự án đầu tư FDI thôi cũng là rất tốt. Theo đó, địa phương chính là nơi chủ động chủ động xúc tiến đầu tư, chủ trì cấp giấy chứng nhận đầu tư và tạo mọi điều kiện đầu tư cho nhà đầu tư.

Việc có định chế đảm bảo cấp địa phương thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới được thông suốt ở cấp địa phương theo ông Đậu Anh Tuấn suy cho cùng là để đảm bảo sự thành công của chiến lược này.

Ngoài ra, hoạt động thu hút FDI chưa hiệu quả được cho là do thiếu những thống kê, đánh giá và báo cáo bằng những con số cụ thể về chất lượng nguồn vốn, chất lượng công việc được tạo, mức độ lan toả ra từ khối doanh nghiệp FDI, và ngân sách nhà nước thu được so với những già Nhà nước đầu đầu tư cơ sở hạ tầng, những ưu đãi trong thu hút đầu tư? Bởi hiện nay, những công bố, báo cáo liên quan đến con số thu hút FDI, mới chỉ dừng lại ở mức đơn thuần là số vốn đăng ký, số vốn giải ngân.

Vì vậy theo ông Đậu Anh Tuấn: “Để có một chiến lược thu hút FDI thế hệ mới tốt, có lẽ cần thiết phải làm rõ những con số này và dường như hiện nay, việc thu hút FDI đang gắn với thành tích chính trị của các lãnh đạo địa phương nhiều hơn là những hiệu ứng dài hạn của FDI đối với địa phương”.

Ngoài ra, chia sẻ về sự lúng túng của địa phương trong hoạt động cấp chứng nhận đầu tư, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ: “Tiếp xúc với nhiều địa phương, chúng tôi hiểu rằng, mặc dù các địa phương kỳ vọng rằng địa phương mình sẽ thu hút được nhiều về giá trị đầu tư FDI, tuy nhiên, rất nhiều địa phương, cơ quan xúc tiến đầu tư, cơ quan chủ trì đánh giá nhà đầu tư lại thiếu thông tin”.

Có thể bạn quan tâm

  • 30 năm thu hút FDI: 80% được và 20% mất

    30 năm thu hút FDI: 80% được và 20% mất

    05:59, 29/09/2018

  • 30 năm vào Việt Nam, FDI vẫn

    30 năm vào Việt Nam, FDI vẫn "khất lần" chuyển giao công nghệ

    17:41, 25/06/2018

  • Dòng vốn FDI từ Nhật đang “đổi hướng” như thế nào?

    Dòng vốn FDI từ Nhật đang “đổi hướng” như thế nào?

    21:14, 27/08/2018

  • Doanh nghiệp FDI “hững hờ” với việc công khai  cấu trúc doanh nghiệp

    Doanh nghiệp FDI “hững hờ” với việc công khai cấu trúc doanh nghiệp

    14:15, 25/08/2018

Cụ thể là thiếu thông tin thẩm định về năng lực thật sự của nhà đầu tư, thông tin về trình độ công nghệ… bởi vậy, phần lớn các địa phương quyết định đồng ý với chủ trương đầu tư thường đơn thuần là dựa trên kinh nghiệm. Ví dụ một suất đất dành cho dự án nhà máy sản xuất gỗ, nhà máy giấy bao nhiêu là đủ? Chính quyền tỉnh thường không nắm rõ trong khi các nhà đầu tư có xu hướng xin cấp đất nhiều hơn so với nhu cầu thực tế.

Cũng theo nhận định của ông Đậu Anh Tuấn, dường như đang có sự cạnh tranh “ngầm” giữa các địa phương và sự cạnh tranh này đang có xu hướng ngày một gay gắt. Trong khi đó, nhà đầu tư đã khai thác được điểm này khá là tốt. Một dự án đầu tư, nhà đầu tư đã khảo sát nhiều địa phương cùng một lúc, chính vì vậy, có nhiều dự án, khi đến tỉnh này, tỉnh từ chối ngay vì nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Tuy nhiên, sang tỉnh liền kề, thậm chí tỉnh này còn đầu nguồn nước của tỉnh vừa từ chối thì lại chấp nhận. Điều này theo ông Đậu Anh Tuấn “phần nào dẫn đến tình trạng cạnh tranh xuống đáy” giữa các địa phương.

"Vì vậy, những hạn chế này phải sớm được hoàn thiện, khắc phục trong thời gian tới, để hoạt động thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam thực chất, lan toả và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.", ông Đậu Anh Tuấn đánh giá.

Thanh Phong