Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ IV): 8 khuyến nghị không mới nhưng cần thiết
8 nhóm giải pháp khuyến nghị, đại diện cho “bản thiết kế” chi tiết để đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo đột phá, hướng tới việc giải quyết các trở ngại, tăng cường cải cách, thu hút đầu tư FDI thế hệ mới.
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, không nhiều người có thể dự báo dù chỉ 10 năm tới công nghệ sẽ tác động thế nào đến những ngành nghề truyền thống và tạo ra những ngành nghề hoàn toàn mới ra sao?
Theo đó, tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của những ngành như Fintech, công nghệ thiết bị di động (wearable tech), trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ thiết bị bay điều kiển từ xa và tác động của những công nghệ đột phá là bằng chứng cho thấy cần phải thường xuyên có sự nhạy bén thị trường và sự năng động để luôn duy trì là điểm đến cạnh tranh đối với FDI, kể cả khả năng tạo lập môi trương để những ngành nghề mới như những ngành nêu trên được thu hút và tạo điều kiện để phát triển ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng có sự nhận thức rõ ràng rằng phải thay đổi một cách chiến lược, mang tính khả thi cao, gắn liền với cải cách thể chế, chính sách, môi trường đầu tư cụ thể để thu hút FDI thế hệ mới và tối đa hoá đầy đủ lợi ích tiềm năng cho Việt Nam.
Sau đây là 8 nhóm giải pháp khuyến nghị, đại diện cho “bản thiết kế” chi tiết để đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo đột phá, hướng tới việc giải quyết các trở ngại, tăng cường cải cách, thu hút đầu tư FDI thế hệ mới để duy trì các mục tiêu tăng trưởng kinh tế sâu rộng, kỳ vọng cao của Việt Nam.
Cụ thể, 8 nhóm giải pháp cải cách đột phá.
Một là, tăng cường cung cấp các kỹ năng chính để tạo thuận lợi cho đầu tư FDI thế hệ mới.
Hai là, xây dựng, kiện toàn cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài thế hệ mới để chủ trì thực thi chiến lược
Ba là, cải cách khung chính sách ưu đãi hiện hành
Bốn là, hiện đại hoá xúc tiến đầu tư, xác định lĩnh vực ưu tiên xúc tiến chủ động.
Năm là, thực hiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư 4.0
Sáu là, mở cửa cho FDI những ngành nghề hỗ trợ năng lực cạnh tranh và tăng trưởng
Bảy là, áp dụng các chính sách xúc tiến đầu tư FDI ra nước ngoài chiến lược
Tám là, có chính sách cụ thể để tăng cường kết nối và tác động lan toả của doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, ở giải pháp chương trình phát triển các kỹ năng chính. Đích đến của mục tiêu này là đẩy nhanh tiến trình quá độ từ trạng thái khoảng cách về kỹ năng ngày càng tăng sang khả năng cung ứng vượt trội lao động có tay nghề. Trong thời gian tới, việc cung cấp kỹ năng kết hợp với một môi trường hoàn toàn thuận lợi và các dịch vụ đầu tư FDI và đầu tư trong nước vượt trội sẽ là nhân tố chính tạo sự khác biệt cho Việt Nam so với các nước ASEAN cạnh tranh. Việt Nam cần khẩn trương có “Chiến lược phát triển kỹ năng Quốc gia” với xuất phát điểm là thực hiện khảo sát toàn diện cung cầu về kỹ năng.
Song song với việc giải quyết thiếu hụt về kỹ năng, những điểm yếu trong tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước (tính minh bạch, quản trị, tập quán kinh doanh, các tiêu chuẩn an toàn,...) cũng cần được cải thiện để giúp họ thu được giá trị tặng dư cao hơn từ việc giam gia vào chuỗi cung ứng.
Liên quan đến giải pháp củng cố khung thể chế - xây dựng cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài thế hệ mới đó là cần có mô hình đầu mối lồng ghép có hội đồng quản trị kết hợp công – tư có tiếng nói, phỏng theo mô hình của những tôe chức tương tự có hiệu quả cao của khu vực và thế giới, để tận dụng những cơ hội về tăng trưởng có được từ các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), cũng như để tạo dựng, tận dụng hiệu quả sự hiệp đồng giữa đầu tư FDI, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp FDI, chuyển giao công nghệ, cùng với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đổi mới, sáng tạo. Cần phải có sự tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng xúc tiến đầu tư để thúc đẩy thực hiện chiến lược thế hệ mới.
Giải pháp cải tổ khung chính sách về ưu đãi đầu tư – tái cân bằng theo hướng ưu đãi theo hiệu quả. Việt Nam cần cải cách cơ chế hiện hành với các mục tiêu thu hút đầu tư FDI thế hệ mới với nhận thức rằng ưu đãi theo lợi nhuận sẽ ít phù hợp hơn trong việc khuyến khích phát triển nhà cung cấp, công nghệ xanh, giá trị gia tăng và đào tạo nguồn nhân lực, so với ưu đãi theo năng lực. Cơ chế ưu đãi hiện hành vừa không cho thấy rõ tác động thực sự, vừa không cho biết tiêu chí “gia tăng” (ưu đãi đem lại lợi ích cho nền kinh tế chủ nhà, mà nếu thiếu thì sẽ khôgn có được lợi ích từ đó) đã đạt được đến mức nào.
Theo đó, cần đổi mới tư duy và thay đổi quan điểm phổ biến nhưng đã lạc hậu rằng Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh dựa vào chi phí sang lối tư duy cạnh tranh dựa trên lợi thế so sánh và những giá trị riêng biệt.
Có thể bạn quan tâm
Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ III): Chính sách vẫn nặng tính "khẩu hiệu"
03:52, 21/01/2019
Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ II): Những hạn chế đang bị che khuất?
00:43, 20/01/2019
Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ I): 2 trọng tâm khuyến nghị
12:14, 19/01/2019
=>> Kỳ cuối: Xây dựng môi trường đầu tư 4.0 như thế nào?