Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ III): Chính sách vẫn nặng tính "khẩu hiệu"

Kyle Kelhofer – Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Lào, Campuchia 21/01/2019 03:52

Mặc dù, chính sách thu hút FDI chung đã rõ ràng, tuy nhiên, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vẫn kéo dài trong nhiều năm và chưa được giải quyết.

Trong đó có thể kể đến những điểm yếu như sự phối hợp liên bộ, liên ngành và từ trung ương đến địa phương chưa được cải thiện. Yếu kém trong việc phối hợp liên bộ, liên ngành thể hiện ở sự chồng chéo phổ biến giữa các bộ ngành, khả năng tập hợp sức mạnh kém, và sự phân tán tràn lan, chủ yếu do thiếu hiệu quả trong phối hợp hoạt động.

Yếu kém trong việc phối hợp giữa trung ương và địa phương là sự thiếu hiệu quả trong điều phối, đồng bộ hoạt động, cùng với sự chồng chéo lãng phí thường trực giữa trung ương và địa phương, kéo theo tình trạng “đua nhau ưu đãi” giữa các địa phương.

Phần liên quan đến đầu tư FDI của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm 2016-2020 xác định một cách quyết liệt và đáng hoan nghênh về yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung luật pháp, chính sách để thu hút đầu tư FDI có giá trị gia tăng cao hơn, công nghệ tiên tiến, định hướng xuất khẩu và thân thiện với môi trường, có tỷ lệ nội địa hoá cao, đi kèm đầu tư vào hạ tầng, công nghiệp phụ trợ và thiết lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng của doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, sau nửa chặng đường thực hiện kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 2016-2020, những cải cách này chauw được thực hiện đầy đủ và các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng chưa có gì đổi mới.

Để thu hút những loại hình đầu tư đã xác định trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 -2020 và sẽ tiếp tục là những loại hình đầu tư cần thiết trong suốt thời kỳ kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, Việt Nam cần thực hiện thay đổi một số thay đổi về chủ trương, chính sách.

Một là,yếu tố chính thu hút nhà đầu tư “giá nhân công thấp, giá dịch vụ hạ tầng thấp, là phương án đa dạng hoá rủi ro bên cạnh đầu tư vào Trung Quốc”, trong chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, cần thay đổi theo hướng lao động trình độ cao, công nghệ tiết kiệm nguồn lực, có vị trí thuận lợi trong khuôn khổ FTA ASEAN.

Hai là, liên quan đến yếu tố xúc tiến đầu tư, thay vì “thụ động, mở cửa trên khắp các lĩnh vực và đợi nhà đầu tư vào” thì xúc tiến chủ động, có mục tiêu. Hướng tới thu hút những nhà đầu tư mà Việt Nam muốn”.

Ba là, về yếu tố công cụ tiếp thị chính, thay vì ưu đãi trên diện rộng nhằm thu hút nhà đầu tư hoặc thu hút dựa vào lợi thế chi phí trong ngắn hạn, thì cần có chiến lược đồng động của từng lĩnh vực để thu hút đầu tư và phải dựa vào lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

Bốn là, trọng tâm ưu đãi, trong thời gian tới cần ưu đãi theo năng lực, căn cứ vào khả năng tạo giá trị gia tăng trong nước, thay vì ưu đãi tài chính, thuế.

Bốn là, chức năng chính của cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài không chỉ đơn thuần là phê duyệt, giám sát đầu tư mà còn phải là xúc tiến, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cùng với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Năm là,kết quả hướng đến giá trị gia tăng nội địa cao thay vì nền kinh tế “kép” có tỷ lệ nội địa hoá thấp.

Dựa trên phương pháp lựa chọn mục tiêu xúc tiến đầu tư kết hợp giữa sự biến động của cầu thị trường với lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cũng như phù hợp với phương pháp lập mục tiêu của các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc tế tiên tiến có hiệu quả hiện nay, IFC đã đề xuất 30 lĩnh vực tiềm năng. Theo đó, đây là những lĩnh vực đại diện cho các ngành thuộc các khu vực khác nhau của nền kinh tế được đánh giá theo tiêu chí thế hệ mới.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là một trong những danh mục đầu tư ưu tiên thu hút FDI trong giai đoạn tới.

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là một trong những danh mục đầu tư ưu tiên thu hút FDI trong giai đoạn tới.

Ưu tiên trong ngắn hạn hướng tới việc gia tăng giá trị gia tăng nội địa và năng lực cạnh tranh bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp, du lịch.

Ưu tiên trung hạn, đó là công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ song song với việc mở cửa và phát triển kỹ năng.

Cần nhấn mạnh rằng, đây không phải những lĩnh vực duy nhất mà Việt Nam nên khuyến khích thu hút đầu tư FDI mà đây là những ngành cần chủ động định hướng xúc tiến đầu tư. Nghĩa là, vẫn chào đón các nhà đầu tư có trách nhiệm và phục vụ nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp vào các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, danh mục nêu trên chỉ cho biết những ngành cần tập trung công tác xúc tiến chủ động một cách hợp lý và cải cách chính sách để tối đa hoá tác động phát triển trong phạm vi nguồn lực hữu hạn hiện có.

Hơn nữa, cũng cần nói rõ rằng, tuy Việt Nam cần chuyển trọng tâm sang thu hút FDI có giá trị cao hơn, hàm lượng lao động có tay nghề cao hơn và đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng, năng lực cạnh tranh, những cũng thể bỏ qua đầu tư vào các ngành lắp ráp cơ bản và đầu tư dạng BPO. Bởi những đầu tư này vẫn sẽ là nền tảng để Việt Nam chuyển dịch lên trên chuỗi giá trị, vẫn đóng vai trò quan trọng về việc tạo việc làm cho những địa phương còn chưa phát triển trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ I): 2 trọng tâm khuyến nghị

    Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ I): 2 trọng tâm khuyến nghị

    12:14, 19/01/2019

  • Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ II): Những hạn chế đang bị che khuất?

    Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ II): Những hạn chế đang bị che khuất?

    00:43, 20/01/2019

=>> Kỳ IV:Chủ trương cải cách chính sách về đầu tư trong giai đoạn tới sẽ ra sao?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Định hướng chính sách chiến lược thu hút FDI thế hệ mới (Kỳ III): Chính sách vẫn nặng tính "khẩu hiệu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO