[VBF cuối kỳ 2019]: Thúc đẩy phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam
Việt Nam hiện là một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới.
Thực tế cho thấy, chất lượng không khí của Việt Nam đã xấu đi nhanh chóng trong thập kỷ qua và hiện được đánh giá thuộc nhóm kém nhất thế giới. Theo ước tính của VBF 2019, khoảng 5% GDP sẽ bị mất do ô nhiễm không khí, hậu quả của giá trị đầu tư suy giảm từ các công ty nước ngoài.
Do vậy, đầu tư vào năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió…) là xu thế tất yếu để một quốc gia đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
[VBF cuối kỳ 2019]: InCham đề xuất xóa yêu cầu lập ban kiểm soát trong công ty TNHH MTV
11:38, 10/01/2020
[VBF cuối kỳ 2019]: Cắt giảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa thực chất
11:15, 10/01/2020
[VBF cuối kỳ 2019] Du lịch Việt gặp khó vì ô nhiễm môi trường
11:00, 10/01/2020
[VBF cuối kỳ 2019]: Nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP
10:22, 10/01/2020
Nhận định về vấn đề này, đại diện Amcham cho rằng, việc bảo toàn năng lượng là yếu tố hỗ trợ và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa bền vững của Việt Nam. Tuy nhiên, khi chưa có kế hoạch dự phòng và có nhiều dự án điện bị trì hoãn, nguy cơ thiếu hụt năng lượng vẫn còn cao.
Chính vì vậy, Amcham nhận định, việc thúc đẩy các nguồn năng lượng sạch, giảm và tiến tới không phát thải là biện pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề này. Các nguồn năng lượng tái tạo cũng giúp Việt Nam đạt và vượt chỉ tiêu giảm phát thải quốc gia. Mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo là phương án khả thi về mặt tài chính và phục vụ cho lợi ích công cộng.
Đồng thời, các giải pháp năng lượng tái tạo không chỉ bền vững tại Việt Nam mà còn là vô tận và không gây ô nhiễm. Các phương án khác, như khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu và các nhà máy điện trong nước được phát triển bởi các doanh nghiệp Mỹ là những chọn lựa để tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng sắp xảy ra để hỗ trợ tiếp tục tăng trưởng và đổi mới.
Bên cạnh đó, đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng VBF, ông John Rockhold khuyến nghị, để tăng khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo, bền vững và đảm bảo rằng phát triển tốt nhất năng lượng mặt trời và năng lượng gió sạch và bền vững. Đồng thời, giảm thiểu chi phí để làm loại hình năng lượng này trở nên bền vững về tài chính, kế hoạch Năng lượng Sản xuất tại Việt Nam Phiên bản 2.0 cung cấp cho tương lai năng lượng của Việt Nam một lộ trình sản xuất năng lượng sạch hơn, có chi phí hợp lý, và bền vững.
Cụ thể, dựa trên tham vấn và đánh giá thận trọng về xu hướng trong nước và quốc tế, kế hoạch đề xuất năm giải pháp định hướng kinh doanh để cải thiện độ tin cậy, khả năng chi trả của hệ thống năng lượng Việt Nam bao gồm ưu tiên năng lượng tái tạo trong Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia; tăng cường sử dụng khí thiên nhiên như là phụ tải nền phù hợp nhất hiện nay cho năng lượng tái tạo.
Xây dựng môi trường pháp lý và thuận lợi cho phép thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động sản xuất năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả; xây dựng một môi trường pháp lý và thuận lợi cho phép thu hút đầu tư dự án không hòa lưới quy mô nhỏ hơn vào sản xuất năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng; Đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện để cải thiện tính ổn định và nâng cao công suất
Những hành động được khuyến nghị sẽ mang lại an ninh năng lượng, cải thiện độ tin cậy và đảm bảo mức chi phí phải chăng cho hệ thống năng lượng. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực tư nhân giúp giảm cường độ và tăng cường hiệu quả năng lượng thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức và áp dụng quy trình thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, giảm thiểu tác động của tăng trưởng đến sức khỏe con người và môi trường bằng cách giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí và các chi phí khác liên quan đến quy hoạch năng lượng tập trung vào nhiệt điện than và hài hòa với các cam kết cũng như thu hút được nhiều đầu tư tư nhân hơn vào các dự án năng lượng tái tạo,