[VBF cuối kỳ 2019]: Nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP

Huyền Trang-Ảnh Quốc Tuấn 10/01/2020 10:22

Ông Nobufumi Miura Chủ tịch, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) tại Việt Nam cho rằng tình trạng thiếu hụt điện, đường, sân bay và bệnh viện đang trở thành vấn đề ngày nghiêm trọng ở Việt Nam.

Trên thực tế, kể từ VBF giữa kỳ được tổ chức hồi tháng sáu năm nay, JCCI đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình soạn thảo Luật PPP bằng cách cung cấp ý kiến của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, và các bên cho vay của Nhật Bản.

“Để tham gia vào dự án PPP ở Việt Nam, điều quan trọng là phải làm rõ cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ Việt Nam, các nhà đầu tư, và các tổ chức tài chính sao cho không để xảy ra những rủi ro không đáng có cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính. Ngay cả khi luật về Chính phủ lần đầu chính thức trình dự thảo luật về đối tác công - tư được ban hành tại Việt Nam cũng sẽ khó để các công ty nước ngoài tham gia vào các dự án PPP nếu cơ chế chia sẻ rủi ro không được làm rõ”, Nobufumi Miura nhấn mạnh.

VBF cuối kỳ năm 2019 thu hút sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, hiệp hội.

VBF cuối kỳ năm 2019 thu hút sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, hiệp hội.

Do đó, để quá trình triển khai các dự án PPP diễn ra hiệu quả, đại diện JCCI Chính phủ Việt Nam xem xét 4 vấn đề quan trọng.

Theo đó, về Luật Điều chỉnh, đại diện JCCI không phản đối việc áp dụng luật Việt Nam làm nguyên tắc để thúc đẩy các dự án.

“Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận giữa các bên và việc áp dụng luật pháp nước ngoài nên phụ thuộc vào từng dự án”, ông Nobufumi Miura nhấn mạnh.

Về vấn đề bảo lãnh của Chính phủ, ông Nobufumi Miura cho rằng bảo lãnh của Chính phủ được cung cấp nhằm tránh gánh nặng rủi ro quá mức cho các doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như cung cấp các khoản đảm bảo bằng ngoại tệ ở mức cần thiết để thực hiện các dự án PPP, bao gồm cả bảo lãnh trả nợ.

Về vấn đề góp vốn nhà nước, đại diện JCCI cho rằng việc xây dựng cơ chế để đảm bảo rằng ngân quỹ của Chính phủ có độ tin cậy cao hơn và linh hoạt hơn.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2019 diễn ra sáng ngày 10/1. Ảnh: Quốc Tuấn

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2019 diễn ra sáng ngày 10/1. Ảnh: Quốc Tuấn

Về vấn đề thanh toán khi chấm dứt dự án, ông Nobufumi Miura cho rằng có thể chấm dứt sớm dự án PPP nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên ký hợp đồng, các nhà đầu tư, và các pháp nhân của dự án bị ảnh hưởng đáng kể do tình trạng không đủ điều kiện. Sau đó, Chính phủ Việt Nam có thể mua lại dự án này. Với việc cải thiện bốn điểm trên đây và việc ban hành dự luật PPP, chúng tôi mong rằng các công ty của Nhật Bản sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • [VBF cuối kỳ 2019] Ba ưu tiên quan trọng để hút đầu tư FDI nhanh và bền vững

    10:08, 10/01/2020

  • Amcham: Cần xóa bỏ rào cản thương mại và khai phá tiềm năng kinh tế số

    09:27, 10/01/2020

  • Chủ tịch Vũ Tiến Lộc: “Dư địa lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế”

    09:19, 10/01/2020

  • [VBF cuối kỳ 2019] Kocham đề xuất miễn thuế phần nguyên liệu nhập khẩu cho gia công xuất khẩu

    09:05, 10/01/2020

Đồng thời, tại phần phát biểu của mình, ông Nobufumi Miura nhấn mạnh rằng việc tích cực triển khai các cơ chế PPP sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết rốt ráo các vấn đề.

“Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ thông qua "Luật Điều chỉnh", "Bảo lãnh Chính phủ", “Góp vốn nhà nước” và “Thanh toán khi chấm dứt dự án” vì việc thúc đẩy PPP sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường đầu tư”, ông Nobufumi Miura bày tỏ mong muốn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[VBF cuối kỳ 2019]: Nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn về cơ chế chia sẻ rủi ro trong PPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO