Vốn FDI chảy mạnh vào ngành cà phê

HÀ PHƯƠNG 25/01/2021 04:00

Trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp FDI đã đầu tư hàng  trăn triệu USD  để phát triển và thu mua ngành cà phê Việt Nam

Vốn FDI chảy mạnh vào ngành cà phê Việt Nam trong nhiều năm qua

Vốn FDI chảy mạnh vào ngành cà phê Việt Nam trong nhiều năm qua.

Thời gian qua, cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cà phê chiếm trung bình 10% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp...

Bất chấp những khó khăn kinh tế thế giới và sự đình trệ về sức mua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng rất cao. Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 90 quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước châu Âu và Hoa Kỳ. Gần đây, cà phê đang được ưa chuộng ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN…

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp Hội Cà phê, Ca cao Việt Nam cho biết, ngành cà phê chuyển sang thời kỳ phát triển mới là xác định diện tích cà phê không tăng, do chính sách cấm rừng. Vì vậy, phải tập trung tăng năng suất, chất lượng cà phê, tăng giá trị hạt cà phê Việt Nam.

Ngoài ra, theo định hướng phát triển cà phê đến năm 2030, ngành cà phê với xác định các mục tiêu chính là giữ vững vị trí nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới; nâng cao giá trị gia tăng để nâng kim ngạch xuất khẩu từ 3,6 tỷ USD lên 6 tỷ USD vào năm 2030.

Ông Lương Văn Tự  khẳng định, ngành cà phê phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan và các sản phẩm chế biến khác xuất sang nước trên thế giới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước, nâng mức tiêu thụ thị trường trong nước từ 10% hiện nay lên 25% trong 15 năm tới.

Song song với đó, cần duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại. Thực hiện chức năng đại diện hợp pháp cho ngành cà phê Việt Nam trong quan hệ đa phương với Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) và các tổ chức cà phê khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cà phê…

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong việc phát  triển ngành hàng cà phê. Nestlé Việt Nam là một ví dụ đã sự hỗ trợ cho ngành cà phê Việt Nam. Mỗi năm, Nestlé Việt Nam đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế từ 600 - 700 triệu USD thông qua hoạt động thu mua cà phê. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật canh tác bền vững và tái canh cây cà phê cho hơn 230.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Chương trình Nescafé Plan cũng góp phần hoàn thiện chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất cà phê bền vững từ nông dân đến người tiêu dùng. Nestlé Việt Nam vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trao tặng bằng khen ghi nhận thành tích xuất sắc trong đóng góp ngân sách Nhà nước tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020, tuyên dương người nộp thuế năm 2019.

Bà Jo

Bà Johana Wiriadinata-Giám đốc Tài chính Công ty Nestle' Việt Nam nhận bằng khen thành tích đóng góp cho kinh tế-xã hội của Công ty tại Việt Nam

Năm 2020 tại Đồng Nai, công ty Nestlé Việt Nam đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những thành tích và đóng góp phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả nổi bật trên là thành tựu của việc đồng hành và hợp tác chặt chẽ giữa nhiều bên. Với Nestlé, duy trì hợp tác tốt với các đối tác là cốt lõi, hướng đến tạo giá trị chung cho cộng đồng và phát triển bền vững.

Nestlé Việt Nam hiện đang vận hành 4 nhà máy tại Việt Nam (3 nhà máy được đặt tại tỉnh Đồng Nai) với hơn 2.300 công nhân viên. Đến nay tổng vốn đầu tư của Nestlé Việt Nam đạt hơn 600 triệu USD và công ty được ghi nhận là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững và bao trùm của Việt Nam trong lĩnh vực cà phê.  Mới đây công ty được ghi nhận là tốp 3 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững trong lĩnh vực sản xuất.

Ông Lương Văn Tự nhấn mạnh, để phát triển bền vững, ngành cà phê cần huy động được các nguồn lực của nông dân, các doanh nghiệp  nhất là các doanh nghiệp FDI và sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương, sự hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài.

Đặc biệt phải chuyển mạnh tư duy, cách làm cho phù hợp với diễn biến đã và đang thay đổi của nền kinh tế thế giới do tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư và nền kinh tế số, sự thay đổi thị hiếu uống cà phê. Mạnh dạn đầu tư vào khâu chế biến cà phê rang xay, hòa tan, các sản phẩm giá trị cao, xây dựng hệ thống tiêu thụ trong nước và kết nối với các chuỗi siêu thị nước ngoài; xây dựng các thương hiệu mạnh, chú trọng hơn nữa tới chất lượng an toàn thực phẩm, uy tín của cà phê Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển theo chuỗi giá trị

    Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển theo chuỗi giá trị

    00:00, 16/01/2021

  • Sẽ nhân rộng mô hình hợp tác công tư trong ngành cà phê

    Sẽ nhân rộng mô hình hợp tác công tư trong ngành cà phê

    11:00, 19/05/2019

  • Ngành cà phê đối diện với sự “già cỗi”

    Ngành cà phê đối diện với sự “già cỗi”

    07:10, 17/12/2018

  • Doanh nghiệp muốn nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị ngành cà phê bằng cách nào?

    Doanh nghiệp muốn nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị ngành cà phê bằng cách nào?

    22:54, 13/12/2018

  • Ngành cà phê hưởng lợi từ hợp tác công tư

    Ngành cà phê hưởng lợi từ hợp tác công tư

    10:43, 14/12/2017

HÀ PHƯƠNG