Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, sắp tới sẽ nhân rộng mô hình hợp tác công tư-PPP trong ngành cà phê.
Điều này khẳng định mô hình hợp tác công tư-PPP đã có những bước tiến nhất định trong ngành nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng.
Có thể nói, trong suốt gần 10 năm qua, Nestlé Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác công và tư tại Việt Nam tăng cường liên kết chuỗi, gia tăng giá trị cho hạt cà phê Việt Nam thông qua triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân canh tác cà phê bền vững, góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia xuât khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới.
Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực ASEAN, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: “Nhà đầu tư hạt nhân Nestlé Việt Nam cùng các doanh nghiệp Việt Nam đang làm tốt chức năng hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn quản trị, thu mua nông sản, tổ chức chế biến và phân phối chuỗi giá trị. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá đây là một trong những mô hình rất tốt và hướng tới sẽ mởrộng trong lĩnh vực này..."
Nestlé là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên nhận được bằng khen của Bộ NN&PTNT về mô hình hợp tác công tư-PPP, đánh về mô hình này, ông Ganesan Ampalavanar, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết “Hướng đến năm 2020Nestlé Việt Nam cam kết tiếp tục hỗ trợ tốt nhất cho nông dân trồng cà phê, đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu từ các hạt cà phê Việt Nam, đồng hành với các đối tác và cơ quan ban ngành đồng hành cùng đóng góp vai trò tích cực trong việc xây dựng Đề án phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao của Chính phủ, góp phần vào sự phát triển của nông dân và nông thôn Việt Nam”.
Được biết, gần 10 năm qua Nestlé Việt Nam đã triển khai dự án NESCAFÉ Plan, một sáng kiến toàn cầu của Tập đoàn Nestlé, nhằm kết nối nông dân hỗ trợ sản xuất cà phê bền vững, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất canh tác theo tiêu chuẩn quốc tế 4C (Common Code for Coffee Community), hỗ trợ kỹ thuật canh tác để đạt năng suất cao, bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thông qua NESCAFÉ Plan, trên 27 triệu cây giống năng suất cao, kháng bệnh đã được hỗ trợ cho nông dân tái canh thay thế 21.000 ha diện tích cây cà phê già cỗi, tập huấn hơn 220.000 nông dân về kỹ thuật, thông tin thị trường, kinh tế nông hộ và thành lập tổ/nhóm nông dân. Có thể nói, đây là dự án hiệu quả nhất trong lĩnh vực hợp tác công tư-PPP trong lĩnh vực thí điểm nhân rộng mô hình cây cà phê giữa doanh nghiệp và nông dân triển khai tại Tây Nguyên trong thời gian vừa qua.