Doanh nghiệp "mắc kẹt" vì đất đai manh mún

Ngọc Hà 24/06/2018 05:19

Là doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân các tỉnh miền Bắc, song Công ty TNHH Nâng tầm giá trị Việt đang “mắc kẹt” khi đầu tư ở các khu trang trại.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam là

    Việt Nam là "địa chỉ đỏ" sản xuất vải denim

    06:02, 23/06/2018

  • "Ngôi sao" nào đang dẫn dắt cuộc chơi dòng vốn FDI vào Việt Nam?

    03:26, 22/06/2018

  • Doanh nghiệp cá tầm đầu tư 1.200 tỷ đồng vào điện mặt trời

    Doanh nghiệp cá tầm đầu tư 1.200 tỷ đồng vào điện mặt trời

    00:52, 21/06/2018

  • Đầu tư Việt Nam sang Lào: Đẩy mạnh hiệp định song phương để gỡ khó toàn diện

    Đầu tư Việt Nam sang Lào: Đẩy mạnh hiệp định song phương để gỡ khó toàn diện

    11:40, 20/06/2018

Nguy cơ phá vỡ hợp đồng từ người dân

Chia sẻ rõ hơn về những vấn đề  của doanh nghiệp, ông Nghiêm Xuân Toàn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cho biết, do thói quen sản xuất cũ, nhiều nông dân có đất nằm ở khu quy hoạch dự án của Công ty vẫn tách ra làm riêng, dù trước đó doanh nghiệp đã đến từng hộ cung cấp thông tin, giải thích và đưa ra các quy trình để doanh nghiệp và nông dân cùng làm.

Đồng quan điểm, PGS TS Võ Trí Hào, ĐH Kinh tế TP.HCM phân tích: Cụ thể, tập trung ruộng đất là quan hệ bằng hợp đồng, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế, như để có được một trang trại với diện tích lớn, chủ đầu tư phải đi đàm phán với rất nhiều nông dân; nguy cơ phá vỡ hợp đồng từ phía nông dân cho thuê đất; nếu xây dựng thương hiệu nông sản trên vùng đất thuê ấy thì thương hiệu đó sẽ thuộc về ai …

Được biết, hiện nay đang có 4 hình thức tích tụ hay tập trung đất đai là nông dân cho doanh nghiệp thuê đất, nông dân góp vốn với doanh nghiệp bằng mảnh đất của mình, Nhà nước thu hồi đất của nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê và nông dân bán đất cho doanh nghiệp. Trong đó, hình thức nông dân cho doanh nghiệp thuê đất được nhiều hộ nông dân ủng hộ nhất, bởi họ vẫn muốn giữ quyền sở hữu mảnh đất của mình.

Phải đảm bảo hài hoà lợi ích cho nông dân

Chia sẻ kinh nghiệm thế giới, TS Trần Du Lịch cho biết, ở các nước Bắc Âu, 70% diện tích của các trang trại cỡ lớn là đất thuê lại của các hộ nông dân, và những hộ này trở thành người làm công trên mảnh đất của mình. Như vậy, các hộ nông dân ấy vẫn có thu nhập hàng ngày, về già không lao động được nữa thì có tiền bảo hiểm và tiền cho thuê đất để sinh sống.

Ngoài ra, kinh nghiệm của một số địa phương cụ thể là tại Hà Nam cho thấy, tập trung đất đai đã trở thành giải pháp tối ưu để gỡ nút thắt cho nhà đầu khi muốn đầu tư vào nông nghiệp.

Được biết, Hà Nam đã quy hoạch 4 khu nông nghiệp ứng dụng mô hình này với tổng diện tích 500 ha. Vì vậy, trong mấy năm qua, tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp tiên tiến như: Công ty cổ phần An Phú Hưng (liên doanh với đối tác Nhật Bản), Công ty Vineco, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam…

Để khuyến khích tập trung đất đai, theo TS Trần Du Lịch, có thể áp dụng chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho phần đất mà doanh nghiệp thuê của nông dân.

Như vậy, để bứt phá, ngành nông nghiệp khôn còn cách nào khác đó tổ chức lại sản xuất, trong đó tập trung ruộng đất là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra một cách hiệu quả, bên cạnh đưa ra các chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp, thì cũng phải thận trọng, đảm bảo hài hoà lợi ích, quyền lợi của nông dân.

Ngọc Hà