Biến đổi khí hậu "cản bước" đầu tư vào nông nghiệp

Ngọc Hà 26/11/2018 01:37

Mặc dù được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI chảy vào nông nghiệp vẫn rất nhỏ giọt.

Đ

Đầu tư vào nông nghiệp: Cần giải pháp căn cơ thích ứng với biến đổi khí hậu. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet)

Điều đáng nói, đây không phải là câu chuyện mới, nhưng chưa bao giờ là câu chuyện cũ. Bởi, trong một chia sẻ mới đây với Diễn đàn Doanh nghiệp, các nhà đầu tư Ấn Độ một lần nữa chỉ ra, thách thức ứng phó với biến đổi khí hậu đang là những rào cản khiến các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Ấn Độ nói riêng chưa mặn mà với việc rót vốn vào nông nghiệp.

Theo đó, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia sẻ mới đây cũng thừa nhận rằng, có nhiều thách thức đang cản đường thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Trong đó phải kể đến thách thức biến đổi khí hậu, bên cạnh thách thức về sự biến đổi nhanh của thị trường toàn cầu.

Dẫn chứng cho nhận định này, ông Nguyễn Quốc Toản đã chia sẻ những con số rất đáng lưu tâm. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam đã ghi nhận 16 cơn bão, lũ, áp thấp và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, thiệt hại khoảng 60.000 tỷ VNĐ.

Theo đó, khu vực Đông Nam Á cũng được đánh giá là một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu do đô thị hóa và tập trung vốn kinh tế dọc theo bờ biển và vùng đồng bằng, cũng như sự phụ thuộc kinh tế vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa hút mạnh đầu tư vào nông nghiệp

    Thanh Hóa hút mạnh đầu tư vào nông nghiệp

    08:12, 25/10/2018

  • “Tích tụ” đất đai để hút đầu tư vào nông nghiệp

    “Tích tụ” đất đai để hút đầu tư vào nông nghiệp

    11:16, 15/09/2018

  • Đầu tư vào nông nghiệp: Doanh nghiệp đang mong muốn điều gì?

    Đầu tư vào nông nghiệp: Doanh nghiệp đang mong muốn điều gì?

    05:56, 10/08/2018

  • 5% vốn ngân sách Trung ương sẽ ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp

    5% vốn ngân sách Trung ương sẽ ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp

    06:15, 09/08/2018

Điều này cũng một phần lý giải vì sao bức tranh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam cũng chưa nhiều. Cụ thể, tính đến quý II/2018, ước tính cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ 92,35%, doanh nghiệp quy mô vừa 2,06%, doanh nghiệp quy mô lớn cũng chỉ chiếm 5,59%.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức sâu sắc rằng, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức rất lớn và hoạt động sản xuất nông sản của Việt Nam cũng phải thích ứng với sự biến đổi khí hậu đó. Thích ứng từ khâu đầu vào, thích ứng chế biến, thích ứng trong việc lựa chọn nhóm sản phẩm đầu ra đặc thù của nông sản Việt Nam.

Quay trở lại câu chuyện hợp tác với doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực nông nghiệp – một trong những lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam rất muốn hợp tác và doanh nghiệp Ấn Độ có tiềm năng. Trong đó, bên cạnh việc tập trung hợp tác thương mại, khoa học công nghệ, xây dựng các nhà máy chế biến, cơ giới hoá nông nghiệp, giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần hợp tác thực hiện các giải pháp căn cơ trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc đưa ra được những trọng tâm hợp tác đầu tư sẽ là những cơ hội mới để doanh nghiệp hai bên hiện thực hoá mục tiêu kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.

Điều này hoàn toàn có khả năng khi được biết, mặc dù có nhiều nét tương đồng về điều kiện phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, có nhiều sản phẩm nông sản, điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên của Ấn Độ chưa thể sản xuất. Đây chính là cửa lớn để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và thị trường Ấn Độ. Chưa kể, khi tăng cường hợp tác cùng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Ấn Độ có cơ hội tiếp cận thị trường ASEAN với hơn 650 triệu dân.

Hiện nay, Ấn Độ đã cho phép bổ sung mở cửa 5 loại trái cây của Việt Nam vào thị trướng Ấn Độ đó là thanh long, nhãn, bưởi, chôm chôm và sầu riêng. Đây là cơ hội thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Ấn Độ và ngược lại Việt Nam sẽ đẩy nhanh kỹ thuật mở cửa thị trường cho 3 sản phẩm trọng yếu của Ấn Độ vào Việt Nam đó là nho, lựu và hạt kê.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là quốc gia có thế mạnh về đào tạo nông dân, kiểm soát dịch bệnh thuỷ sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên và truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn.

Với thế mạnh về các sản phẩm nông sản, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở trên 180 nước, và đứng thứ 13 trên thế giới. Trong đó, có các thị trường xuất khẩu chủ lực truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, EU... Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những thị trường mới nổi, ví dụ như thị trường Ấn Độ rất tiềm năng, bởi có những sản phẩm tương thích đối với thị trường nông sản Việt Nam.

Ngọc Hà