Cần "cởi trói" năng lượng sạch
Không đánh đổi môi trường đề lấy kinh tế là xu hướng toàn cầu. Các hoạt động sản xuất mức độ ô nhiễm cao đang được cả thế giới kêu gọi cắt giảm trong đó có các dự án nhà máy điện than.
5 năm trước, nước ta nhập khẩu khoảng 900 - 1.000 tấn than/năm để sử dụng trong các Nhà máy Nhiệt điện. Đến năm 2020 đã tăng lên 17 triệu tấn, dự kiến vào 2025 sẽ khoảng 44 triệu tấn và 78 triệu tấn vào năm 2030. Theo đó, tổng lượng than nhập từ nay đến 2030 lên đến 520 triệu tấn.
Điều gì đang diễn ra
Lãnh đạo Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết PM2,5 (những hạt bụi nhỏ hơn 2,5 micromet) từ những nhà máy điện than đã làm cho 3.200.000 người nhiễm bệnh trên toàn cầu trong năm 2010. Trong đó, Trung Quốc có 1.230.000 người mắc các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi, bệnh tim. Việt Nam cũng có đến 31.000 người mắc bệnh do PM2,5. Dự báo, mỗi năm, những nhà máy nhiệt điện than ở ĐBSCL sẽ làm giảm tuổi thọ khoảng 8.000 người do ảnh hưởng bụi.
Thế cho nên, nhiều người ví nhà máy điện than giống như “kẻ giết người hàng loạt” bởi mức độ tàn phá môi trường, gây tổn hại đến sức khỏe và làm giảm tuổi thọ con người. Thế nhưng vẫn còn nhiều dự án điện than với qui mô lớn hiện đang có mặt trong bản Quy hoạch điện VIII trên bàn của Bộ Công thương. Đây là những “lò đốt” được chuyển tiếp từ Quy hoạch điện VII sang và có thêm bổ sung mới, với tổng công suất lên đến 8.000 MW, đè bẹp những dự án năng lượng sạch của 1 số nhà đầu tư uy tín trong và ngoài nước.
Các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế, môi trường cho rằng “giống như cuộc chiến” giữa năng lượng bẩn và năng lượng sạch mà phần thắng đang nghiêng về phía “nặng” hơn.
Nghiên cứu của GreenID tại Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) cho thấy nhiệt điện than ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy. Một diêm dân (ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải) bức xúc: “Ruộng muối nhà tôi bị giảm thu nhập nhiều do khói bụi từ Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải thải ra. Thông thường, 1.000 giạ muối thô thì được 30 tấn muối thành phẩm. Từ khi Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải vận hành, khói bụi làm muối đen, giá bán giảm gần một nửa, chúng tôi thất thu, cuộc sống rất khó khăn, không kêu cứu vào đâu được”.
Dù nhà máy điện than ảnh hưởng xấu đến cộng đồng nhưng kỳ lạ thay trong cơ cấu điện năng của Việt Nam từ đây đến năm 2030, nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp chủ yếu, chiếm tới 60%.
Lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh miền tây đặt vấn đề: “Do đe dọa đến sức khỏe người dân, nhiều nước đã dừng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than hoặc không xây mới. Vậy tại sao chúng ta vẫn làm trong khi năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) thừa khả năng thay thế ?”.
Khát vọng xanh
Lãnh đạo một Tập đoàn kinh tế lớn ở Miền Nam đã chia sẻ:"Tham gia vào lĩnh vực NLTT, trước hết chúng tôi nghĩ đến lợi ích quốc gia, lợi ích cho dân tộc. Nắng - gió là tài nguyên vô tận, thân thiện mà Việt Nam được đặc ân trời ban chẳng phải tốn xu nào. Nhà nước, Chính phủ chỉ cần ban hành cơ chế tốt, chính sách ưu việt, nhất quán sẽ tạo nên một xung lực mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư khai thác, dân ta được hưởng lợi. Đầu tư vào năng lượng sạch một lần mà chúng ta sẽ hái quả ngọt được “n” lần từ chuỗi giá trị; sản xuất, dịch vụ ngay cả trên - dưới & xung quanh tầng pin, đất đai không bị hủy hoại”.
Khi xây dựng một nhà máy điện mặt trời thì nhà đầu tư mặc nhiên đã tính đến kịch bản tái sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời vào các công trình trang trí thật tinh tế như: lan can, nhà để xe, hay tấm lợp mỹ thuật... có tuổi thọ cao hàng mấy mươi năm. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, những tấm pin kia không bao giờ là rác thải mà được chắt lọc ra những kim loại, nguyên tố hóa học để tái sử dụng lại làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất cao cấp khác.Đại đa số các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo đều là những người biết cách tận dụng các diện tích đất bất kỳ trong phạm vi dự án để chuyển đổi công năng tăng giá trị sử dụng. Họ biến những mảnh đất nghèo canh tác, sản xuất không hiệu quả trở thành “tấc đất - tấc vàng”. Nông trại dược liệu quý, hoa viên ngũ sắc, trang trại thú quý hiếm…. đều được xây dựng dưới tầng pin xanh cũng từ đấy mọc lên. Tất cả được kết hợp lại với nhau để trở thành khu du lịch sinh thái - dã ngoại - khám phá với không gian cảnh quan rất đặc biệt và thân thiện đến diệu kỳ.
Đã đến lúc phải tính đến khai thông luồng từ trường của năng lượng sạch. Đây là cách mà các quốc gia trên thế giới đã làm và họ đi trước ta rất nhiều năm.Có thể bạn quan tâm
Tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời
12:00, 29/09/2021
Dự thảo Quy hoạch điện VIII: (Kỳ 2) Điện than chỉ có lợi thế trong ngắn hạn
11:00, 23/09/2021
Việt Nam hướng đến điện gió, khí hóa lỏng và giảm điện than
11:26, 09/09/2021
Kiên quyết loại bỏ dự án điện than
02:00, 02/08/2021
Sao Mai Group (ASM) “hưởng nắng” Đăk Nông
13:59, 01/10/2020