TP.HCM sẽ có khu đô thị ngầm giữa trung tâm

ĐÌNH ĐẠI 23/10/2021 11:00

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến chuyên gia và người dân về “Dự thảo quy chế quản lý kiến trúc đô thị TP.HCM”, trong đó có quy hoạch không gian ngầm của Thành phố.

Định hướng quy hoạch 5 phân khu trung tâm

Theo dự thảo quy hoạch, Trung tâm của thành phố bao gồm khu vực nội thành hiện hữu 930 ha và khu đô thị mới Thủ Thiêm. Là nơi tập trung nhiều công trình hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, các công trình điểm nhấn, hiện đại và các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Khu trung bta6m thành phố Là nơi tập trung nhiều công trình hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, các công trình điểm nhấn...

Khu trung tâm thành phố là nơi tập trung nhiều công trình hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, các công trình điểm nhấn...

Tạo lập cảnh quan khu trung tâm công cộng khang trang, đồng bộ, hiện đại, xanh và hài hòa với môi trường, cảnh quan của từng khu vực. Khuyến khích kết nối không gian mở, hạn chế xây dựng hàng rào ngăn cách công trình, tạo điều 25 kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận (ngoại trừ những khu vực cần bảo vệ an ninh).

Khuyến khích kết nối về không gian giữa các loại hình công trình công cộng, kể cả không gian ngầm, khuyến khích kết hợp phát triển các trung tâm công cộng với các dự án bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc, đô thị có giá trị để tạo lập không gian đô thị có đặc trưng riêng biệt

Khuyến khích quy hoạch và trồng cây xanh tán lớn, kết hợp tổ chức các quảng trường, vườn hoa, đài phun nước, tượng đài, phù điêu, tiểu cảnh nhỏ trong các khu vực trung tâm công cộng. Trồng và chăm sóc chu đáo cây xanh đường phố kết hợp cây xanh trên các quảng trường và không gian mở cho cộng đồng để tạo lập đặc trưng của từng khu trung tâm

Đối với Khu trung tâm hiện hữu thành phố 930ha, cân đối một cách hợp lý việc phát triển cao tầng ở khu vực lõi trung tâm hiện hữu để giảm bớt sự quá tải lên cơ sở hạ tầng hiện hữu, đồng thời hạn chế các tác động xấu đối với cấu trúc đô thị và các giá trị văn hóa-xã hội, các di sản kiến trúc. Việc phát triển cao tầng chủ yếu tại khu vực tam giác Lê Lợi – Nguyễn Huệ - Hàm Nghi và một số điểm nhấn như vòng xoay chợ Bến Thành, trục Lê Lợi nối dài,…Toàn bộ khu vực 930ha được quy hoạch phân chia thành 5 phân khu:

Phân khu 1: Sự kết nối giữa các không gian trong khu vực là ưu tiên để tạo ra sự năng động và thu hút. Tập trung phát triển khai thác hiệu quả sử dụng của hệ thống các tuyến Metro. Tập trung phát triển khai thác hiệu quả sử dụng của hệ thống các tuyến Metro. Xem xét tăng tối đa hệ số sử dụng đất trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hài hòa về kiến trúc cảnh quan đô thị.

Phân khu 2: là khu vực tập trung nhiều các công trình có chức năng văn hóa - lịch sử, là trục trung tâm văn hóa lịch sử, diện tích khoảng 212,2ha. Trong các khu vực gần công trình lịch sử, gồm Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm thành phố, chợ Bến Thành, phải kiểm soát tầng cao xây dựng một cách nghiêm ngặt để bảo tồn cảnh quan lịch sử vốn có. 

Phân khu 3: là khu dọc theo sông Sài Gòn (bờ tây), trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, diện tích khoảng 248,34ha. Tập trung phát triển cao tầng ở một số điểm (khu vực) phù hợp thu hút đầu tư vào các khu vực dọc bờ Tây sông Sài Gòn.

Phân khu 4: là khu vực có nhiều các công trình loại hình nhà biệt thự, thuộc một phần quận 1 và quận 3; diện tích khoảng 232,3ha. Đối với các tuyến đường nằm trong khu biệt thự, nơi vẫn còn nhiều công trình biệt thự cổ được gìn giữ, chiều cao và hệ số sử dụng đất của các công trình cần được kiểm soát chặt chẽ.

Phân khu 5: đây là khu vực lân cận phân khu 1 về phía nam, với đa số là dạng nhà phố hiện hữu, thuộc một phần Q.1 và Q.4; diện tích khoảng 117,5ha. Trong khu lân cận CBD, sẽ cho phép phát triển công trình cao tầng ở các khối gần với nhà ga Bến Thành, dọc đường Hàm Nghi, kênh Bến Nghé, và đoạn nối dài của đường Nguyễn Thái Học sang quận 4.

Xây dựng khu đô thị ngầm

Theo dự thảo quy hoạch của Sở QH-KT TP.HCM, về cơ bản, công viên Mê Linh, đường Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng… ở Q.1 sẽ được xây dựng thành các không gian ngầm phục vụ đi lại, mua sắm và giải trí của người dân.

Ranh đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm Thành phố hiện hữu 930ha, nơi sẽ xây dựng khu đô thị ngầm của TP.HCM.

Ranh đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm Thành phố hiện hữu 930ha, nơi sẽ xây dựng khu đô thị ngầm của TP.HCM.

Cụ thể, tại khu trung tâm 930 ha (gồm một phần các quận 1, 3, 4, Bình Thạnh) sẽ phát triển không gian ngầm ở đường Nguyễn Huệ với nhiều tầng. Tầng hầm thứ nhất tạo hành lang cho người đi bộ kết nối các khu vực lân cận như Nhà hát Thành phố, khu công viên dọc sông Sài Gòn.

Tại các điểm nút giao của khu vực này sẽ có các quảng trường và ki ốt diện tích tối đa 60m2, các cầu thang để người dân đến trung tâm thương mại ngầm. Hành lang dành cho người đi bộ được bố trí đài phun nước, công viên mini... phục vụ nhu cầu khách giải trí, thư giãn. Tầng thứ hai và ba sẽ làm bãi giữ xe. 

Cách đó khoảng 1km, khu vực công trường Mê Linh sẽ được xây dựng vườn trũng ở tầng ngầm, xung quanh có quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ... Vườn trũng kết nối bãi đậu xe ngầm đường Tôn Đức Thắng sức chứa hơn 300 ô tô ở hai tầng hầm. Đây cũng là nơi kết nối các công trình ngầm tòa nhà xung quanh trong tương lai. Khu vực giữa công trường Mê Linh và sông Sài Gòn sẽ có 3 trạm xe buýt kết nối người đi bộ giữa các trạm với vườn trũng.

Theo đại diện Sở QH-KT TP.HCM, từ năm 2012, khi UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu trung tâm hiện hữu Thành phố có diện tích 930 ha đã bàn tới quy hoạch không gian ngầm chủ yếu ở Q.1.

Năm 2020, Sở QH-KT TP.HCM cũng đã có đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác lập quy hoạch không gian ngầm đô thị TP.HCM. Do quy hoạch không gian ngầm là nội dung mới, nên trong 2 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt chỉ nghiên cứu sơ bộ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chức năng, mối liên kết, giá trị khai thác sử dụng… để kêu gọi đầu tư theo định hướng giao thông công cộng.

Hiện nay, TP.HCM đang xây dựng, chuẩn bị đưa vào sử dụng tuyến metro số 1 và chuẩn bị đầu tư các tuyến còn lại. Sự hình thành hệ thống metro và các công trình ngầm buộc Thành phố đặt ra yêu cầu quản lý, khai thác hiệu quả không gian ngầm.

Không gian ngầm không chỉ đơn thuần là đường kết nối metro, kết nối giao thông công cộng mà còn phục vụ đa dạng nhu cầu giải trí của người dân thông qua việc tổ chức, phát triển các dịch vụ thương mại, khu sinh hoạt cộng đồng… giống như một khu đô thị dưới lòng đất”, đại diện Sở QH-KT TP.HCM cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM sẽ đấu giá nhà, đất ở Thủ Thiêm trong tháng 11/2021

    TP.HCM sẽ đấu giá nhà, đất ở Thủ Thiêm trong tháng 11/2021

    14:54, 19/10/2021

  • TP.HCM đẩy nhanh tiến độ làm căn cước công dân sau giãn cách

    TP.HCM đẩy nhanh tiến độ làm căn cước công dân sau giãn cách

    17:17, 18/10/2021

  • TP.HCM đề nghị xử lý nghiêm trục lợi chính sách hỗ trợ COVID-19

    TP.HCM đề nghị xử lý nghiêm trục lợi chính sách hỗ trợ COVID-19

    17:06, 18/10/2021

  • TP.HCM tiếp tục lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển

    TP.HCM tiếp tục lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển

    14:58, 18/10/2021

  • Đề xuất 15.900 tỷ đồng làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

    Đề xuất 15.900 tỷ đồng làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

    14:22, 18/10/2021

  • Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 – 2025: Dùng đầu tư công để kích thích tổng cầu

    Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 – 2025: Dùng đầu tư công để kích thích tổng cầu

    11:00, 17/10/2021

ĐÌNH ĐẠI