Mối hoạ “rừng bê tông”

DIỆU HOA 13/04/2022 14:30

Vụ phá dỡ công trình 61 Trần Phú để xây dự án thương mại, khách sạn 11 tầng một lần nữa là hồi chuông “báo động” về tình trạng nhồi cao ốc lên đất vàng di dời nhà máy trong nội đô.

Thực tế, việc sử dụng quỹ đất sau di dời nhà máy phần lớn vẫn đang đi ngược với chủ trương của Quyết định 130/2015 của Thủ tướng Chính phủ và đi ngược với Luật Thủ đô.

"Rừng chung cư" mọc lên, khiến con đường Nguyễn Tuân trở thành điểm đen về giao thông. Ảnh: P.N

Trái ngang câu chuyện “1 người đi, 10 người về”

Năm 2018, Hà Nội đã có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành đã được đặt ra từ năm 2008. Ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 130 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng đất sau di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Vấn đề này cũng tiếp tục được đề cập trong Luật Thủ đô 2019.

Tại Quyết định 130 và Luật Thủ đô 2019, việc sử dụng quỹ đất sau di dời ưu tiên xây dựng các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Song, một khảo sát thực địa khác của PPWG (nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân), ở hai quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân có 21 nhà máy đã di dời thì có đến 9 nhà máy được sử dụng để xây chung cư, biệt thự liền kề, chỉ có 2 nhà máy được thay thế bằng mục đích sử dụng khác là đường trên cao và đại học tư nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao chậm di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô?

    Vì sao chậm di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô?

    04:00, 01/06/2021

  • Khánh Hòa: Người dân bức xúc vì lùi thời hạn di dời nhà máy thuốc lá Khatoco

    16:00, 05/03/2021

  • Di dời nhà máy, kho hóa chất nguy hại ra khỏi nội đô

    08:00, 08/08/2020

Trong khi đó, Bộ Xây dựng cũng ghi nhận phần lớn các khu đất được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng, chưa tuân thủ theo đúng định hướng quy hoạch chung, gây gia tăng áp lực về dân số và quá tải về hạ tầng tại nội thành.

Hệ quả có thể thấy rõ như tại con đường Nguyễn Tuân dù chỉ dài chưa tới 1km nhưng phải chịu áp lực từ hàng chục dự án chung cư. Trong đó có 3 dự án có nguồn gốc đất nhà máy sau di dời.

Theo KTS. Trần Huy Ánh (Hội KTS Việt Nam) cho biết, sau khi di dời các cơ sở được cho là gây thảm họa ra khỏi thành phố để bớt độc hại thì việc xây dựng bất động sản trên khu đất lại gây thảm họa cho thành phố bằng một cách khác.

Cần được quy định cụ thể trong Luật

Các chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khâu thực thi chưa được quản lý chặt chẽ.

Lấy ví dụ về vụ công trình 61 Trần Phú, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, tại thời điểm phê duyệt dự án trên là đúng quy định. Tuy nhiên, đến tháng 3/2021, Hà Nội đã công bố quy hoạch phân khu của khu trung tâm Ba Đình, trong đó có nhiều quy định mới. Đến tháng 9/2021, Hà Nội cũng công bố các bản vẽ, thì dự án đã được phê duyệt không phù hợp với quy hoạch phân khu này.

TS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, mục tiêu năm 2050, nội đô Hà Nội sẽ đạt chuẩn “xanh”, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quỹ đất của các nhà máy, xí nghiệp chuẩn bị di dời.

Dù có luật rồi nhưng đồng thời cần phải có văn bản dưới luật để khẳng định sau khi di dời, doanh nghiệp cần giao lại khu đất tại cơ sở cũ cho thành phố. Quỹ đất sau khi di dời phải được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật và không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Có thể bạn quan tâm

  • Kiến trúc nào cho tòa nhà 61 Trần Phú?

    Kiến trúc nào cho tòa nhà 61 Trần Phú?

    15:30, 09/04/2022

  • Vụ phá dỡ công trình 61 Trần Phú: Chọn cao ốc hay không gian công cộng?

    Vụ phá dỡ công trình 61 Trần Phú: Chọn cao ốc hay không gian công cộng?

    11:21, 08/04/2022

  • Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quy hoạch kiến trúc công trình số 61 Trần Phú

    Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát quy hoạch kiến trúc công trình số 61 Trần Phú

    08:00, 07/04/2022

  • Từ dự án 61 Trần Phú nghĩ về quyền lực của cơ quan quản lý văn hoá

    Từ dự án 61 Trần Phú nghĩ về quyền lực của cơ quan quản lý văn hoá

    05:03, 07/04/2022

  • Hà Nội: Lo ngại “8B Lê Trực thứ hai” tại khu đất 61 Trần Phú

    Hà Nội: Lo ngại “8B Lê Trực thứ hai” tại khu đất 61 Trần Phú

    20:00, 06/04/2022

DIỆU HOA