Tránh thất thoát nguồn lực đất đai

ĐAN THANH 28/10/2022 12:59

Sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ tập trung vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá và hầu hết các phương thức giao đất là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch.

>>> Khung giá đất tiệm cận thị trường

Sáng 28/10, tại phiên Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải trình ý kiến của đại biểu về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, đây là vấn đề hết sức quan trọng và bày tỏ sự đồng tình, thống nhất nhận xét của đại biểu về những vấn đề tồn tại, bất cập hiện nay.

ộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Không hợp thức hóa những sai phạm

Về nguyên nhân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, khi Trung ương thông qua Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao và trong Báo cáo tổng kết về Luật Đất đai (sửa đổi) đã nêu rõ các tồn tại, yếu kém và được đại biểu chỉ ra tại phiên họp này.

Theo Bộ trưởng, có nhiều nguyên nhân của tình trạng lãng phí đất đai, như chậm giải phóng mặt bằng, quy hoạch thay đổi, các nhà đầu tư kém năng lực và pháp luật đất đai, pháp luật liên quan có sự chồng chéo… 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu. Trong đó, từ nay đến năm 2024 nên ban hành các nghị quyết của Quốc hội, hoặc nghị định của Chính phủ về các vấn đề liên quan tại địa phương, theo thẩm quyền đưa ra cơ chế giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc phổ biến hiện nay đối với 4 tỉnh, thành phố.

>>> Hài hòa lợi ích quyền sử dụng đất

Đồng thời sau đó tính toán triển khai đối với các địa phương khác trong cả nước. Chủ trương nhất quán là bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản, nguồn lực từ đất đai của nhà nước, không hợp thức hóa những sai phạm.

Bộ trưởng cũng cho biết, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ tập trung vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá và hầu hết các phương thức giao đất là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch…

4 điểm đột phá của Dự án Luật Đất đai

Được biết, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được đánh giá là có phạm vi rộng, tác động rất lớn, lan toả tới nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhưng cũng không kém phần phức tạp. 4 điểm đột phá của Dự án Luật Đất đai (sửa đổi):

Thứ nhất: Bỏ khung giá đất. Hiện nay, khung giá đất là giá đất mà Nhà nước quy định, ban hành định kỳ 5 năm một lần. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ quy định khung giá đất. Theo đó, bảng giá đất sẽ được xây dựng căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất. Các địa phương sẽ xây dựng bảng giá đất định kỳ hằng năm. 

Thứ hai: Quyền lợi của người bị thu hồi đất. Trước đây, ở chỗ ở cũ, người dân có thể đang kinh doanh, sang chỗ mới họ phải được thu nhập bằng hoặc cao hơn trước đây.

Toàn cảnh phiên họp sáng 28/10

Toàn cảnh phiên họp sáng 28/10

Đáng chú ý, trước khi tiến hành thu hồi đất phải được phê duyệt phương án tái định cư. Điều này xuất phát từ thực tiễn là trong thời gian qua, nhiều chủ đầu tư đưa ra hứa hẹn về khu tái định cư. Nhưng khi người dân giao đất, nhận nhà tái định cư không đúng như thông tin ban đầu.

Thứ ba: Đấu giá, đấu thầu. Hiện quỹ đất đẹp để thực hiện các dự án ngày càng eo hẹp và luôn cùng một lúc được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến. Trong bối cảnh như vậy, việc đấu giá, đấu thầu để lựa chọn nhà đấu tư được quyền khai thác, sử dụng đất được xem là 2 phương thức cạnh tranh, công khai, minh bạch nhất, tránh cảnh xin cho, gây thất thoát.

Thứ tư: Quy hoạch theo hướng tuyến. Quy hoạch sử dụng đất hiện nay thường được lập theo chỉ tiêu. Ví dụ 10% đất đô thị, 10% đất rừng, 10% đất giao thông. Theo Luật Đất đai (sửa đổi), quy hoạch sẽ được lập theo không gian, nghĩa là theo hướng tuyến và điểm kết nối giao thông.

Ví dụ khi xây dựng khu hoạch một tuyến đường cao tốc, thì phải quy hoạch cả các đô thị, khu thương mại dịch vụ, khu công nghiệp dọc theo hướng tuyến và điểm kết nối vào cao tốc, dựa trên nguyên tắc "giọt nước loang". Từ đó tạo thành các đô thị vệ tinh. Luật cũng sẽ quy định cụ thể thu hồi đất như thế nào, thu hồi đất vùng phụ cận ra sao. 

"Luật Đất đai sửa lần này không chỉ giải quyết khó khăn mà mục tiêu là phải tạo ra đột phá mới, động lực mới cho phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ, dự án luật phải tạo ra hệ thống công cụ quản lý đơn giản minh bạch, nhất là cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính" - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác lập bảng giá đất sẽ là thách thức lớn

    Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác lập bảng giá đất sẽ là thách thức lớn

    03:30, 13/10/2022

  • Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Làm rõ cơ chế hoạt động cho “Ngân hàng đất nông nghiệp”

    Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Làm rõ cơ chế hoạt động cho “Ngân hàng đất nông nghiệp”

    03:50, 09/10/2022

  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Chưa thể hiện đầy đủ quyền giám sát của công dân

    Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Chưa thể hiện đầy đủ quyền giám sát của công dân

    14:29, 04/10/2022

  • GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI: Luật hóa bất động sản logistics

    GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI: Luật hóa bất động sản logistics

    03:30, 08/09/2022

ĐAN THANH