9 cơ sở sản xuất phải di dời khỏi nội đô trong 5 năm tới: Quỹ đất sẽ làm gì?

VI ANH 11/08/2023 01:00

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành quyết định về danh mục 9 cơ sở nhà, đất phải di dời khỏi khu vực nội đô theo quy hoạch trên địa bàn thành phố đợt 1.

>>Meey Land đồng hành cùng Quỹ Alamat Capital: Hướng tới mục tiêu trở thành công ty đa quốc gia

Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, 9 cơ sở nhà, đất sẽ phải di dời khỏi khu vực nội đô, bao gồm: Nhà máy Bia Hà Nội (183 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình), Công ty In báo Nhân dân (15 Hàng Tre), Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long (235 Nguyễn Trãi), Công ty TNHH Một thành viên In báo Hà nội mới (35 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm), Công ty TNHH Một thành viên In và thương mại Thông tấn xã Việt Nam (70/342 Khương Đình, quận Thanh Xuân).

Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long là 1 trong 9 cơ sở sản xuất sẽ phải di dời khỏi khu vực nội đô.

Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long là 1 trong 9 cơ sở sản xuất sẽ phải di dời khỏi khu vực nội đô.

Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp (167/6 phố Phương Mai, quận Đống Đa), Nhà máy xe lửa Gia Lâm (551 Nguyễn Văn Cừ), Tổng kho xăng dầu Đức Giang (26 phố Đức Giang, quận Long Biên), Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm).

Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, những cơ sở nhà đất này do các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch phải di dời thuộc thẩm quyền quy định điểm b khoản 1 Điều 21 mục 2 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Kế hoạch di dời các cơ sở này trong vòng 5 năm, kể từ khi UBND thành phố phê duyệt danh mục. Trong đó, đối với nhà, đất thuộc danh mục phải di dời nêu trên nhưng thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, không thực hiện theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát danh mục nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ) đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch để đề xuất UBND thành phố xin ý kiến HĐND thành phố xem xét có ý kiến để bổ sung danh mục bảo đảm tiến độ kế hoạch di dời được thành phố phê duyệt.

Nhà máy Bia Hà Nội - 183 Hoàng Hoa Thámp/sẽ được chuyển đổi thành khu đất công cộng dành để xây dựng trường học, khu nhà ở, bãi đỗ xe và khu trồng cây xanh.

Nhà máy Bia Hà Nội  sẽ được chuyển đổi thành khu đất công cộng dành để xây dựng trường học, khu nhà ở, bãi đỗ xe và khu trồng cây xanh.

>>Đề xuất phương pháp thặng dư mới: Đẩy chủ đầu tư vào thế “cầm dao đằng lưỡi”

Căn cứ danh mục cơ sở nhà, đất phải di dời được duyệt, Sở Tài chính chủ trì, thực hiện đề xuất việc lập phương án xử lý, hình thức xử lý nhà, đất tại vị trí cũ khi di dời theo quy định...

Đối với nhà, đất phải di dời do ô nhiễm môi trường, UBND TP.Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lập danh mục theo quy định.

Theo ông Mai Trọng Thái - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, những khu đất được di dời này sẽ được thành phố sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, Tổng kho Xăng dầu Đức Giang tại Đức Giang, Long Biên, với diện tích hơn 159.000 m2, theo quy hoạch sẽ được chuyển đổi thành khu đất hỗn hợp, gồm khu nhà ở, cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch.

Tương tự, Nhà máy Bia Hà Nội tại số 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) với diện tích hơn 52.000 m2, sẽ được chuyển đổi thành khu đất công cộng dành để xây dựng trường trung học phổ thông, khu nhà ở, bãi đỗ xe và khu trồng cây xanh. Điều này thể hiện mục tiêu của thành phố trong việc tận dụng và tái sử dụng các khu đất để phát triển hạ tầng cơ sở và cải thiện môi trường sống cho cộng đồng.

Cũng theo TS. Lê Quân - Hiệu trưởng đại học Kiến trúc Hà Nội đề xuất, các nhà máy cũ sau khi di dời cần chuyển đổi thành không gian sáng tạo, công viên, cây xanh nhằm cung cấp thêm không gian công cộng cho người dân Hà Nội, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản sẽ phục hồi cuối năm

    Bất động sản sẽ phục hồi cuối năm

    14:18, 10/08/2023

  • Nhiều dự báo tích cực cho thị trường bất động sản cuối năm

    Nhiều dự báo tích cực cho thị trường bất động sản cuối năm

    13:33, 10/08/2023

  • “Chắt lọc” cổ phiếup/bất động sản khu công nghiệp

    “Chắt lọc” cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

    13:03, 10/08/2023

  • Chu kỳ phục hồi thị trường bất động sản đang rút ngắn

    Chu kỳ phục hồi thị trường bất động sản đang rút ngắn

    11:18, 10/08/2023

VI ANH