Thúc đẩy phát triển công trình xanh

VI ANH 18/09/2023 20:15

Theo Bộ Xây dựng, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình với tổng diện tích khoảng trên dưới 7,2 triệu m2 sàn xây dựng.

>>Không thể "ồ ạt" quy hoạch đất cho nhà ở xã hội

Mới đây, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh 2023, Bộ Xây dựng đã tổ chức cuộc tọa đàm “Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển công trình xanh” với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các hiệp hội và đơn vị tư vấn trong lĩnh vực liên quan đến công trình xanh và tiết kiệm năng lượng.

Xu thế trong lĩnh vực xây dựng

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không đã và đang là một trong những ưu tiên của của nhiều quốc gia trên thế giới. 

Số lượng công trình xanh hiện vẫn còn khiêm tốn.

Số lượng công trình xanh hiện vẫn còn khiêm tốn.

Với những lợi ích mang lại từ việc sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch để thúc đẩy việc phát sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực xây dựng. 

Thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, nhiều chính sách, quy định đã được ban hành và đưa vào thực hiện. Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW cũng đã nêu việc thúc đẩy phát triển công trình xanh. 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, công trình xanh được phát triển trên thế giới từ những năm 1990 và dần trở thành phong trào, xu hướng đầu tư xây dựng và quản lý vận hành của các công trình ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, các công trình xanh xuất hiện đầu tiên vào khoảng giai đoạn những năm 2005-2010. 

Dựa trên đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn, số lượng công trình xanh ở nước ta vẫn còn khiêm tốn so với số lượng công trình được xây dựng, đưa vào hoạt động và so với tiềm năng cũng như yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Hiện Việt Nam chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí công trình phát thải ròng bằng 0.

Tại Việt Nam, các công trình xanh xuất hiện đầu tiên vào khoảng giai đoạn những năm 2005-2010.

Tại Việt Nam, các công trình xanh xuất hiện đầu tiên vào khoảng giai đoạn những năm 2005-2010.

Tồn tại nhiều rào cản

Trong thời quan qua, ngoài những thuận lợi và cơ hội, việc phát triển công trình xanh cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo Thứ trưởng, bên cạnh những tác động của đại dịch covid, sự phát triển chậm lại của thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu giảm sút.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư dự án công trình xanh còn gặp những khó khăn như tiếp cận và đảm bảo nguồn vốn đầu tư tăng thêm cho dự án, công trình để đáp ứng tiêu chuẩn xanh.

>>THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐÁNG SỐNG 2023: Đô thị đáng sống The Trident City

“Là quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã gây áp lực đáng kể lên cả cơ sở hạ tầng và môi trường, đặc biệt là áp lực về nhu cầu nhà ở, tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải và ô nhiễm ngày càng tăng", Thứ trưởng nêu rõ.

Sau hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình với tổng diện tích khoảng trên dưới 7,2 triệu m2 sàn xây dựng.

Con số này quá khiêm tốn so với số lượng công trình được xây dựng, đưa vào hoạt động và so với tiềm năng cũng như yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Hiện nay, Việt Nam cũng chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí công trình phát thải ròng bằng 0. 

Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng; trao đổi kinh nghiệm về các thành tựu đã đạt; đánh giá tiềm năng phát triển; thảo luận về các "rào cản", thách thức và đưa ra các đề xuất tháo gỡ các cản trở, nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển công trình xanh ở Việt Nam.

Theo đó, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực này đã có chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn của việc đầu tư và xây dựng các công trình xanh tại Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các quan điểm và kiến nghị cụ thể để giải quyết những "rào cản" trong việc thúc đẩy phát triển các công trình xanh.

Trên cơ sở các đề xuất từ các doanh nghiệp tại tọa đàm, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng NHNN sẽ thông tin về Kế hoạch ban hành cơ chế, chính sách, và ưu đãi nhằm khuyến khích và ưu tiên việc phát triển các công trình xanh cũng như công trình tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là trong quá trình cấp phép xây dựng, quyền sử dụng đất, cung cấp dịch vụ tài chính và đánh giá tác động môi trường cho các dự án, nhà máy, sản phẩm thuộc lĩnh vực này. Điều này nhằm thúc đẩy bền vững hóa phát triển ngành công nghiệp xanh tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Cẩn trọng với chiêu trò tinh vi của môi giới bất động sản

    Cẩn trọng với chiêu trò tinh vi của môi giới bất động sản

    03:00, 18/09/2023

  • Hạ tầng tỷ đô thúc đẩy bất động sản phía Đông Hà Nội

    Hạ tầng tỷ đô thúc đẩy bất động sản phía Đông Hà Nội

    03:00, 17/09/2023

  • Hải Phòng: Tạo không gian phát triển cho thị trường bất động sản

    Hải Phòng: Tạo không gian phát triển cho thị trường bất động sản

    03:00, 15/09/2023

  • Hoàn thiện mô hình Sàn giao dịch bất động sản

    Hoàn thiện mô hình Sàn giao dịch bất động sản

    14:00, 14/09/2023

  • Startup CertifID phát triển công nghệ chống gian lận cho thị trường bất động sản

    Startup CertifID phát triển công nghệ chống gian lận cho thị trường bất động sản

    11:31, 13/09/2023

VI ANH