Chủ tịch Quốc hội: Nhiều vướng mắc sẽ được tháo gỡ trong các Luật chuẩn bị thông qua

VI ANH 24/10/2023 16:17

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, có đến 70% số lượng các văn bản phát hiện có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hiện đã nằm trong các dự án luật chuẩn bị được Quốc hội xem xét, thông qua.

>>Hà Nội: Vướng cơ chế, làm tiếp "dự án treo" cũng thấy lo

Sáng 24/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ kết luận của Hội nghị Trung ương 7 đến diễn biến của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, đã nhận diện một bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc sợ sai không dám làm, làm chưa hết chức năng, nhiệm vụ được giao. 

Liên quan đến việc khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai, sợ trách nhiệm nên không dám làm vẫn còn chậm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt câu hỏi rằng, tại các Kỳ họp trước, các đại biểu Quốc hội đã đề cập tới tình trạng nêu trên và nguyên nhân của tình trạng là do vướng mắc về hệ thống pháp luật hay do khâu tổ chức thực hiện, hay do cả hai và mức độ đến đâu?

Để giải đáp những câu hỏi này, tại Nghị quyết về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội đã giao cho Chính phủ nhiệm vụ tổng rà soát hệ thống pháp luật hiện nay, từ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, các quyết định cá biệt của Thủ tướng có tính quy phạm pháp luật.  

Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ đã rất nghiêm túc thực hiện việc này. Để bảo đảm tính độc lập, hỗ trợ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thành lập 1 tổ công tác do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm tổ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng làm tổ phó. Các đoàn ĐBQH, thường trực 63 HĐND cấp tỉnh/thành phố, các ủy ban, Hội đồng Dân tộc cũng được đề nghị rà soát một cách độc lập để đánh giá.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tuy đánh giá độc lập, nhưng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật – cơ quan chủ trì thẩm tra nội dung này - đều thống nhất cho rằng, các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát nói chung và trong 22 lĩnh vực trọng tâm nói riêng đều cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với quy định của Hiến pháp, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; cơ bản đáp ứng các yêu cầu về tính thống nhất, tính đầy đủ, tính đồng bộ, tính khả thi, kiến tạo phát triển đất nước và hội nhập quốc tế... 

Bên cạnh đó, ông Vương Đình Huệ dẫn chứng trong lĩnh vực đầu tư công, Luật Đầu tư công chỉ có một vài điểm, vì có những năm đầu tư công giải ngân được đến 97%, trong năm nay phấn đấu đạt 95% kế hoạch, trong khi tổng đầu tư công năm nay gấp đôi những năm bình thường, lên đến gần 700 nghìn tỷ đồng.

70% số lượng phát hiện có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn cần phải sửa ngay đã nằm trong các dự án luật mà Quốc hội sắp bấm nút.

Trong đó, 70% nội dung chồng chéo, mâu thuẫn cần phải sửa ngay đã nằm trong các dự án luật mà Quốc hội sắp bấm nút.

>>Nghệ An: Gỡ khó về nhà ở cho người thu nhập thấp

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cho biết, cũng không phải tất cả vướng mắc đều do khâu tổ chức thực hiện. Qua rà soát cho thấy, có vướng mắc do hệ thống pháp luật còn có những điểm chồng chéo, chưa hợp lý, nhưng số lượng văn bản phát hiện chồng chéo, mâu thuẫn là không nhiều. 

Nhiều nội dung địa phương phản ánh thì thực chất không phải do luật có vướng mắc mà là do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, hoặc do cách hiểu ở dưới chưa đúng hoặc địa phương hỏi nhưng bộ, ngành không trả lời, trả lời chung chung, cũng có những văn bản ban hành chưa kịp thời...

Một kết luận rất đáng mừng nữa, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, có đến 70% số lượng các văn bản phát hiện có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo thì hiện đã nằm trong các dự án luật đang chuẩn bị được Quốc hội xem xét, thông qua. 

Riêng Luật Đất đai có 34 việc, Luật Đấu giá tài sản 24 việc, hay Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản… đều sẽ được giải quyết tại Kỳ họp thứ 6 cũng như chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2024. 

Trong đó, chỉ có 30% số lượng các vấn đề phát hiện có bất cập, vướng mắc, chồng chéo chưa có trong kết luận 19 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội đưa vào nghị quyết kỳ họp thứ 6 để giao cho các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có Phụ lục số 4 về các nội dung được Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội phát hiện qua rà soát nhưng chưa được đề cập trong báo cáo của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các nội dung này, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên. Hội đồng Dân tộc, các ủy ban sẽ tăng cường giám sát việc ban hành văn bản pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng đi cho bất động sản hình thành trong tương lai

    Hướng đi cho bất động sản hình thành trong tương lai

    14:48, 24/10/2023

  • Thấy gì từ con số tồn kho bất động sản liên tục tăng?

    Thấy gì từ con số tồn kho bất động sản liên tục tăng?

    03:00, 24/10/2023

  • Quốc hội xem xét thông qua các

    Quốc hội xem xét thông qua các "luật đinh" của thị trường bất động sản

    14:13, 23/10/2023

  • Nhà đầu tư sẽ không

    Nhà đầu tư sẽ không "tất tay" vào bất động sản

    05:00, 23/10/2023

  • Định danh số nhà để minh bạch thị trường bất động sản

    Định danh số nhà để minh bạch thị trường bất động sản

    03:00, 23/10/2023

VI ANH