Đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở xã hội vẫn gây tranh cãi

VI ANH 28/10/2023 01:00

Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân đang nhận nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

>>Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ và mở bán các dự án nhà ở xã hội

Mới đây, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Vấn đề quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp thu hút nhiều đại biểu quan tâm.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết có 2 phương án về nội dung này. 

Quy định TLĐLĐVN là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp đang thu hút sự quan tâm nhiều đại biểu.

Quy định TLĐLĐVN là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp đang thu hút sự quan tâm. Ảnh: LV

Phương án 1, tiếp thu ý kiến của Chính phủ và TLĐLĐVN theo hướng quy định TLĐLĐVN là cơ quan chủ quản dự án đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê. 

Điều này nhằm bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.

Phương án 2, chưa quy định TLĐLĐVN là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua  còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong Luật. 

Theo đó, đề nghị TLĐLĐVN xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật. 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1. 

Góp ý về nội dung trên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị nên mở rộng đối tượng được phép thuê nhà ở xã hội do TLĐ đầu tư, bởi khi dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, bước vào giai đoạn vận hành cho thuê mà chỉ cho phép công nhân, người lao động thuê sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng công nhân, người lao động chưa có nhu cầu thuê hết, thì nhà cho thuê vẫn thừa mà nhiều đối tượng khác có nhu cầu nhưng không thể thuê do không thuộc đối tượng. 

Do đó, đại biểu Nga cho biết, chỉ nên quy định “các dự án nhà ở xã hội do TLĐLĐVN đầu tư thì ưu tiên cho đối tượng là công nhân, người lao động thuê”. 

hỉ nên quy định “các dự án nhà ở xã hội do TLĐLĐVN đầu tư thì ưu tiên cho đối tượng là công nhân, người lao động thuê”.

Chỉ nên quy định “các dự án nhà ở xã hội do TLĐLĐVN đầu tư thì ưu tiên cho đối tượng là công nhân, người lao động thuê”

>>OneHousing ra mắt mạng lưới môi giới bất động sản công nghệ

Ngoài ra, cần quy định điều kiện các dự án nhà ở xã hội do TLĐLĐ đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và dự báo nhu cầu thực tế của công nhân, người lao động tại địa bàn đầu tư dự án.

Mặt khác, tranh luận ý kiến đồng tình chọn phương án 1, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, lý giải này chưa thỏa đáng vì công đoàn là đại diện tiếng nói cho người lao động bây giờ Công đoàn lại trở thành những chủ đầu tư. Đại biểu Cường băn khoăn, trong trường hợp công đoàn trở thành chủ đầu tư, nếu khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói đó?

Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình tổ chức Công đoàn là chủ đầu tư nhà ở cho người lao động, tuy nhiên đề nghị đây chỉ là những dự án mẫu để làm điển hình và để Công đoàn làm cơ sở có tiếng nói với các cơ quan khác. 

Vấn đề TLĐLĐVN có nên trở thành chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hay không đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi. Theo các chuyên gia, Chính phủ cần có tổng kết đánh giá kỹ lưỡng về đề án đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất, trước khi luật hóa vấn đề này.

Trước đó, tại phiên họp 25 trong tháng 8 vừa qua, một số ý kiến cũng cho rằng không nên quy định TLĐLĐVN là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Bởi đây là vấn đề mới, còn nhiều nội dung chưa được làm rõ, quá trình thí điểm thời gian qua còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ "chín" để quy định trong Luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiềm năng phát triển Bất động sản khu công nghiệp

    Tiềm năng phát triển Bất động sản khu công nghiệp

    15:10, 27/10/2023

  • OneHousing ra mắt mạng lưới môi giới bất động sản công nghệ

    OneHousing ra mắt mạng lưới môi giới bất động sản công nghệ

    14:06, 27/10/2023

  • Nguồn sinh lời thụ động từ bất động sản của giới nhà giàu

    Nguồn sinh lời thụ động từ bất động sản của giới nhà giàu

    10:00, 27/10/2023

  • Vướng mắc pháp lý bất động sản: Địa phương lúng túng vì không biết hỏi ai

    Vướng mắc pháp lý bất động sản: Địa phương lúng túng vì không biết hỏi ai

    01:00, 27/10/2023

  • Phát triển nhà ở xã hội: Điểm tựa phục hồi thị trường bất động sản

    Phát triển nhà ở xã hội: Điểm tựa phục hồi thị trường bất động sản

    11:30, 26/10/2023

VI ANH