Đại biểu Lê Trường Lưu (Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) cho biết, một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bất động sản vẫn còn khó khăn, chưa tháo gỡ được. Có những việc hỏi mãi không ai trả lời.
>>Bài học từ khủng hoảng bất động sản
Chia sẻ được ông Lê Trường Lưu đưa ra tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội diễn ra vừa qua.
Cụ thể, theo Bí thư Thừa Thiên Huế, thời gian qua, thu ngân sách từ đất đai ở tất cả địa phương đều giảm sút; thị trường bất động sản đình trệ. Một phần nguyên nhân do trong một giai đoạn phát triển "bong bóng", giá cả đẩy lên cao, sức mua chủ yếu từ vay ngân hàng. Khi ngân hàng thắt chặt tín dụng, ngay lập tức khiến sức mua giảm sút, dẫn đến tiền đất của các địa phương thu không đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bất động sản vẫn còn khó khăn, chưa tháo gỡ được. Thậm chí, ông Lưu cho biết có những việc địa phương hỏi mãi không ai trả lời.
Dẫn chứng cụ thể hơn, ông Lưu cho hay trong giai đoạn chuyển tiếp từ Luật Đất đai 2003 đến 2013, một số dự án trước đây cấp đất thông qua thủ tục hành chính, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xong. Nhưng Luật Đất đai 2013 lại yêu cầu giá đất được tính tại thời điểm giao đất. Theo đó, những dự án trước đã nộp tiền rồi, đến khi cấp sổ đỏ thì tính theo giá nào. Hay thậm chí, một số dự án bất động sản sai phạm đã bị xử lý, xem xét trách nhiệm hình sự cá nhân, nhưng đến nay không rõ cách thức triển khai tiếp.
Theo đó, đại biểu Lê Trường Lưu đề nghị Chính phủ xây dựng cơ chế chung để xử lý các địa phương như nhau. "Các dự án này, nhà đầu tư đổ vào một lượng lớn kinh phí, người dân cũng đầu tư nhiều tài sản, giờ không xử lý được. Nếu sai sót về thủ tục không đấu giá, giờ có đấu giá được không? Phải có cách thức nào để xử lý, thu được tiền sử dụng đất chênh lệch, bớt thiệt hại cho Nhà nước" - ông Lưu kiến nghị.
>>Phát triển nhà ở xã hội: Điểm tựa phục hồi thị trường bất động sản
Trên thực tế, tình trạng "hỏi mãi không ai trả lời" đã được phản ánh nhiều trong thời gian qua. Chia sẻ với DĐDN, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản cho biết, doanh nghiệp có thực hiện một số dự án ở miền Trung, trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý, một số thủ tục vì chưa nắm rõ nên đã có gửi kiến nghị lên các bộ liên quan. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp nhận lại chưa phù hợp, chưa được giải thích rõ ràng, cũng như chưa chỉ được ra điểu khoản áp dụng cụ thể cho trường hợp vướng mắc của dự án.
Hay chia sẻ mới đây tại buổi gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ và đại diện giới doanh nhân Việt Nam cũng đã có những chia sẻ về vướng mắc khi một số vướng mắc đã được cộng đồng doanh nghiệp phản ánh đến các bộ, ngành liên quan và Chính phủ trong nhiều tháng qua nhưng đến nay chưa được giải quyết triệt để, tạo gánh nặng chi phí và áp lực lớn đối với dòng tiền của doanh nghiệp.
Trong khi đó, chia sẻ tại các buổi tổng kết năm 2022 của một số bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã phê bình tình trạng một số việc bị các bộ đùn đẩy, "đá qua đá lại", sợ trách nhiệm. Từ đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải vì dân thực sự, phải giải quyết bức xúc, đơn thư, tố cáo của người dân. Cơ quan chức năng phải lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm.
Có thể bạn quan tâm
Bài học từ khủng hoảng bất động sản
15:34, 26/10/2023
Phát triển nhà ở xã hội: Điểm tựa phục hồi thị trường bất động sản
11:30, 26/10/2023
“Bất động sản Bán nghỉ dưỡng” Fusion Homes mang luồng gió mới tới thị trường
11:13, 26/10/2023
Ngân hàng “siết nợ” loạt bất động sản nghỉ dưỡng
03:00, 26/10/2023