Số phận hơn 700 dự án “trùm mềm” tại Hà Nội sẽ ra sao?

VI ANH 03/12/2023 04:00

Qua rà soát, 680/712 dự án chậm tiến độ đã được thành phố lên phương án giải quyết vướng mắc, 32 dự án còn lại dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2023.

>>Doanh nghiệp địa ốc rơi vào cơn khát vốn

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 năm 2022 của HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, đã tiến hành rà soát đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn.

Qua rà soát, 680/712 dự án chậm tiến độ đã được thành phố lên phương án giải quyết vướng mắc,

Qua rà soát, 680/712 dự án chậm tiến độ đã được thành phố lên phương án giải quyết vướng mắc.

Tính đến 31/10/2023, có 330 dự án (chiếm 46,3%) được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai (đã đưa đất vào sử dụng; đã, đang tham mưu trình thu hồi, chấm dứt dự án;...).

Bên cạnh đó, 350 dự án (chiếm 49,2% tổng số 712 dự án) đã có chỉ đạo xử lý, kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc nhà đầu tư đưa đất vào sử dụng. Ngoài ra, 32 dự án (chiếm 4,5%) còn phải tiếp tục thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2023.

Trong đó, trong 135 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất đã chấm dứt hoạt động đầu tư dự án, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch theo quy định 64 dự án.

>>Quản chặt căn hộ cho thuê ngắn ngày

Có thể kể đến một số dự án đã chấm dứt hoạt động như Văn phòng làm việc và cho thuê tại số 6 Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quận Đống Đa của Công ty TNHH Việt Anh; Dự án Bệnh viện đa khoa Quang Trung tại Khu đồng Đế Mơ, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai của Công ty CP bệnh viện đa khoa Quang Trung; Nhà ở liền kề tại ô đất TT- 05-VI, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy của Công ty CP Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng INDECO; Trung tâm thương mại và nhà ở Vai Réo tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai của Công ty CP thương mại và Dịch vụ Lã Vọng; Khu hỗn hợp văn phòng - thương mại, dịch vụ - nhà hàng và giải trí tại số 153 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ của Tổng công ty Du lịch Hà Nội...

những dự án chậm tiến độ không chỉ tạo ra khung cảnh đô thị mất mỹ quan mà còn mang lại những thiệt hại kinh tế lớn, gây ra hàng loạt vấn đề bất cập khác.

Những dự án chậm tiến độ không chỉ tạo ra khung cảnh đô thị mất mỹ quan mà còn gây ra hàng loạt vấn đề bất cập khác.

Đối với dự án Khu đô thị mới Nam đường 32 (Hoài Đức) của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5, UBND TP cho biết, vào tháng 8/2022 đã có văn bản giao Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện dự án. Đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dựng đất, UBND thành phố xem xét quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động 50 dự án.

Cùng với đó, 32 dự án đã có quyết định thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất như: Khu đô thị mới Việt Á xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh của Công ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) xã Đại Thịnh, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh của Công ty CP Prime Group; Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng 162 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên; Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1, Khu đô thị Mê Linh - Đại Thịnh của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Khu nhà ở cho cán bộ giáo viên Thạch Thất, xây dựng trường đại học Thạch Thất của Trường Đại học Hòa Bình; Dự án Xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại khu đất đấu giá Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) của Công ty CP Bất động sản AIC…

Có thể thấy, thực trạng các dự án "treo", chậm triển khai là một vấn đề gây lo ngại lớn tại nhiều địa phương trong cả nước trong suốt thời gian qua, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Liên quan đến vấn đề trên, KTS. Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, những dự án chậm tiến độ không chỉ tạo ra khung cảnh đô thị mất mỹ quan mà còn mang lại những thiệt hại kinh tế lớn, gây ra hàng loạt vấn đề bất cập khác.

Ở một đô thị đất đai khan hiếm như Hà Nội, việc sử dụng nguồn lực đất đai cho mục đích xây dựng nhà ở, trường học và dịch vụ xã hội là vô cùng quan trọng. Những dự án "đắp chiếu" đồng nghĩa với việc đất đai không được sử dụng hiệu quả, không mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Do đó, theo ông Tùng, cần phải siết chặt hơn nữa việc thực thi quy định pháp luật về quản lý đất đai, để ngăn chặn việc lạm dụng quỹ đất và giải quyết hiệu quả vấn đề dự án bất động sản treo.

Có thể bạn quan tâm

  • Bước chuyển mình cho các dự án bất động sản

    Bước chuyển mình cho các dự án bất động sản

    08:00, 02/12/2023

  • Gamuda Land củng cố ngôi vị doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Malaysia

    Gamuda Land củng cố ngôi vị doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Malaysia

    17:55, 01/12/2023

  • M&A bất động sản bước vào giai đoạn tăng tốc

    M&A bất động sản bước vào giai đoạn tăng tốc

    05:00, 30/11/2023

  • Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa thông qua: Siết phân lô, bán nền

    Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa thông qua: Siết phân lô, bán nền

    15:26, 28/11/2023

  • Giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

    Giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

    09:50, 28/11/2023

VI ANH