Nhiều dư địa phát triển tín dụng bán lẻ năm 2019

Ngọc Anh 29/12/2018 04:30

Khi hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp lớn đã có dấu hiệu chững lại, nhiều ngân hàng bắt đầu chuyển mạnh sang tín dụng bán lẻ. Xu hướng này được dự báo “nở rộ” trong năm 2019.

kjhkj

VPBank đã và đang đẩy mạnh mảng tài chính tiêu dùng thông qua FeCredit

Đối với các ngân hàng nhỏ và vừa, việc mở rộng thị phần bán buôn và cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong quy mô tín dụng hay chính sách giá là điều khó khăn. Bởi vậy, phát triển tín dụng bán lẻ là lựa chọn hợp lý hơn. Trong khi đó, nhóm ngân hàng có quy mô lớn và chính sách giá, nhưng xét về tập khách hàng và đa dạng của sản phẩm dịch vụ, sẽ khó cạnh tranh được với các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa.

Có thể bạn quan tâm

  • Mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng bằng cách nào?

    Mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng bằng cách nào?

    12:19, 17/10/2018

  • Easy Credit ra mắt thị trường tài chính tiêu dùng

    Easy Credit ra mắt thị trường tài chính tiêu dùng

    20:14, 02/10/2018

  • Tài chính tiêu dùng, dư địa còn lớn

    Tài chính tiêu dùng, dư địa còn lớn

    10:36, 02/10/2018

  • Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong tài chính tiêu dùng

    Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong tài chính tiêu dùng

    17:17, 22/08/2018

  • OCB ra mắt bộ nhận diện thương hiệu riêng: “COM-B Tài chính tiêu dùng OCB”

    OCB ra mắt bộ nhận diện thương hiệu riêng: “COM-B Tài chính tiêu dùng OCB”

    07:55, 04/01/2018

Trong tín dụng bán lẻ, tài chính tiêu dùng hiện đang được nhiều TCTD khai thác bởi lợi suất cho vay rất cao, có nhiều linh hoạt trong quy trình xét duyệt tín dụng. Thay vì cho một khách hàng vay khoảng 100 triệu đồng, các ngân hàng có xu hướng tìm khoảng 5-10 khách hàng để cho vay tiêu dùng. Thông thường, lãi suất của các khoản vay nhỏ thường cao hơn khoảng 1-3% lãi suất của các khoản vay lớn. Thậm chí, lãi suất cho vay tiêu dùng có thể cao hơn 2 lần so với lãi suất cho vay doanh nghiệp, giúp tăng khả năng sinh lợi cho các ngân hàng cung cấp loại hình tín dụng này.

Nhiều chuyên gia nhận định, phân khúc tín dụng bán lẻ sẽ tiếp tục được mở rộng trong năm 2019 dựa trên những cơ sở:

Thứ nhất, quy mô dân số của Việt Nam khá lớn với gần 96 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người đang tăng. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015. 

Thứ hai, quy mô của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng (tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng chiếm khoảng 18% tính đến tháng 6/2018).

Thứ ba, nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc góp vốn, hợp nhất, sáp nhập các công ty tài chính tiêu dùng hiện hữu trên thị trường. Với quy mô mở rộng và số lượng lớn các công ty tài chính tiêu dùng, cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng. Thế nhưng, điều này phụ thuộc thị phần cho vay mà các công ty này duy trì hàng năm, cạnh tranh về lãi suất cho vay, và hệ thống công nghệ thông tin.

Nhìn chung, tín dụng tiêu dùng vẫn là một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hệ thống quản trị rủi ro và thu hồi nợ của công ty tài chính cần được đầu tư và nâng cấp, trong khi các công ty này dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố vĩ mô như lãi suất hay tỷ giá.

Trong khi đó, các TCTD tập trung một phần hoạt động kinh doanh vào tài chính tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, ngược lại sẽ dễ bị tổn thương khi kinh tế vĩ mô trở nên rủi ro hơn khiến danh mục cho vay khó mở rộng, hoạt động giám sát và thu hồi nợ gặp khó khăn, khiến rủi ro tín dụng trở nên khó kiểm soát hơn.

Mặc dù tín dụng bán lẻ có biên lợi nhuận lớn hơn, nhưng sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực, thời gian tìm kiếm khách hàng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, nhiều TCTD cũng đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ, hướng tới việc bán chéo sản phẩm để tạo thêm nguồn thu từ phí sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Ngọc Anh