Cuộc đua hút khách hàng dùng ứng dụng tài chính trong và sau Tết
Cuộc đua thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ qua ứng dụng tài chính, thanh toán phi tiền mặt ngày càng nhiều màu sắc.
Ví điện tử MoMo, một ứng dụng tài chính vừa cho biết đã thống kê được khoảnh khắc số người dùng đăng nhập và sử dụng tính năng cùng lúc (CCU - Concurrent Users) chạm mốc 1 triệu.
Theo ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch Ví Điện tử MoMo, đây là tín hiệu hứa hẹn mang đến bức tranh khởi sắc cho ứng dụng tài chính và xu hướng không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam trong năm 2019.
Có thể bạn quan tâm
Thách thức thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam
06:06, 16/01/2019
Thanh toán không dùng tiền mặt đẩy lùi nạn kinh doanh hóa đơn trái phép
15:45, 31/10/2018
Đừng “lý tưởng hóa” thanh toán không dùng tiền mặt
10:47, 23/09/2018
Hợp tác ngân hàng – FinTech: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
22:22, 18/04/2017
100% các siêu thị, trung tâm mua sắm sẽ thanh toán không dùng tiền mặt
09:47, 06/01/2017
Ngân hàng "bắt tay" Fintech phát triển những phân khúc thị trường mới
04:55, 08/01/2019
Tuy nhiên, việc MoMo cho quá nhiều người đăng nhập và sử dụng Ví MoMo cùng lúc đã gây ra sự cố nghẽn mạng tạm thời, dẫn tới hàng trăm người chơi bị trả quà chậm trong khoảng vài phút. Ngay sau đó, đội ngũ chuyên gia phần mềm về từ Google và Twitter của Ví MoMo phản ứng nhanh và khắc phục tức thì.
Tính tính năng nói trên được triển khai trong dịp đón Tết Kỷ Hợi sắp đến gần, dự kiến sẽ kéo theo một "trend" xây dựng các tính năng từ các ứng dụng tài chính thanh toán số qua apps của các Fintechs. Một chuyên gia cho rằng, lì xì trong dịp Tết qua nhiều hình thức thanh toán số khác nhau cũng đã và đang được các ngân hàng tích cực triển khai. Mới nhất, VIB cũng công bố ngân hàng số trên website với đa kênh số hóa gồm Ngân hàng di động MyVIB, ngân hàng trực tuyến ngân hàng qua tin nhắn, cung cấp trọn gói dịch vụ ngân hàng số, dịch vụ tiết kiệm, mở tài khoản, mở thẻ tín dụng... nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng lên một chuẩn mực mới. Tuy nhiên, khả năng tương tác và các ưu đãi thu hút nhóm khách hàng trẻ có nhu cầu trải nghiệm công nghệ và khám phá những ứng dụng mới, hứng thú đón nhận các ưu đãi sẽ bị hạn chế hơn so với các ứng dụng tài chính độc lập. Bởi vậy, tăng trải nghiệm, tăng ưu đãi giá trị lớn sẽ là một cuộc đua để thu hút số người dùng thanh toán số, và lì xì hay nhận lì xì được xem là hướng đi của các nhà ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính - thanh toán năm nay.
Đại diện lãnh đạo một ngân hàng cho biết hiện họ đã sẵn sàng triển khai tính năng Lì xì trên app của ngân hàng, tuy nhiên vấn "ém" hàng, chờ đến cận Tết mới bung ra sản phẩm này. Ngân hàng này cũng khẳng định với xu hướng ưa chuộng "touch-pay" không chỉ dành riêng cho giới trẻ sành điệu, nhiều doanh nghiệp khách hàng của họ qua khảo sát, cũng đã sẵn sàng "lì xì" thêm cho nhân viên ngoài thưởng Tết, bằng ứng dụng của ngân hàng. "Đây chính là cơ hội để các nhà băng định hướng bán lẻ có lợi thế riêng trong cuộc đua cạnh trạnh lượt tải và kích hoạt ứng dụng của các khách hàng ngày càng ưa chuộng "touch-pay" tại Việt Nam. Không chỉ là cạnh tranh thu hút khách hàng dịp Tết, chúng tôi hy vọng một khi khách hàng đã tải app của ngân hàng và đặt "on" màn hình, thì việc họ sử dụng cho các dịch vụ kế tiếp của ngân hàng trong trọn gói dịch vụ ngân hàng số mà chúng tôi đang triển khai sẽ có xác suất cao hơn", ông này nói.
Theo Giám đốc Khối Bán lẻ Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), ông Thomas William Tobin, các loại hình thanh toán số như Ví điện tử, QR Code, các app pay trên thiết bị di động... đã và đang thay đổi hình thức thanh toán tại Việt Nam, tận dụng tối đa công nghệ 4.0. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam.
Ngoài việc thu hút và khuyến khích người dùng trải nghiệm các giao dịch tài chính bắt đầu từ những tính năng "vui" và mang tính mùa vụ như dịp Tết năm nay, ở góc độc dài hạn và nhìn từ phía ngân hàng, ông Từ Tiến Phát- Phó TGĐ Ngân hàng Á Châu cũng gợi 1 giải pháp khá quan trọng, là mở rộng đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng, đưa độ tuổi sử dụng xuống dưới 15 tuổi. Cùng với đó là đồng bộ chuẩn QR Code, tránh mạnh nơi nào có chuẩn QR Code riêng nới đó. Tuy đây là giải pháp cần cả sự hỗ trợ của cơ quan quản lý với các hậu thuận chính sách và rất cần thời gian để đi đến tích hợp và thống nhất 1 chuẩn QR Code cho mọi điểm thanh toán phi vật lý, song đây chắc chắn sẽ là điều mà hệ thống tài chính sẽ phải thực hiện trong tương lai gần.