Cơ hội từ POS dùng chung
Công ty Alliex (Hàn Quốc) dự kiến sẽ đầu tư hơn 700 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng các điểm bán hàng (POS) dùng chung, phục vụ cho phát triển kinh tế chia sẻ, thanh toán không dùng tiền mặt.
Ông Park Byounggun, Giám đốc Alliex, cho biết doanh nghiệp này đã ký kết hợp đồng hợp tác triển khai hạ tầng POS dùng chung với Vietinbank và Sacombank.
“Trong thời gian tới, Alliex sẽ đầu tư và phát triển mạng lưới POS dùng chung tại các cửa hàng ở Việt Nam, vận hành đơn vị chấp nhận thẻ, nâng cấp các tính năng mới trên các dòng POS cũ (VCCS, QR Code, NFC, sinh trắc học) để góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ Việt Nam”, ông Park Byounggun cho biết.
Ông Nguyễn Quang Trung – chuyên gia công nghệ Fintech cho rằng, lợi ích của POS dùng chung nằm ở chỗ, khác với hệ thống POS cũ yêu cầu POS của ngân hàng nào thì đẩy giao dịch về ngân hàng đó, nhưng POS dùng chung có thể chấp nhận thanh toán với tất cả các loại thẻ mà nó chịu trách nhiệm trung gian.
Có thể bạn quan tâm
Công ty công nghệ Hàn Quốc đầu tư hơn 700 triệu USD phát triển hạ tầng POS dùng chung
00:00, 20/09/2019
Giải pháp cho thanh toán không dùng tiền mặt
22:55, 19/07/2019
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
15:13, 12/06/2019
Thanh toán không dùng tiền mặt: Đâu dễ!
09:00, 13/05/2019
Ì ạch thanh toán không dùng tiền mặt
10:40, 02/03/2019
“Đối với POS đời cũ, người dùng bắt buộc phải quẹt thẻ, nhập mã PIN, nhưng POS dùng chung đời mới sẽ cho phép sử dụng điện thoại để thanh toán một chạm”, ông Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh và cho biết thêm, với POS dùng chung, ngoài việc có thể dùng thẻ ATM, thẻ VISA, người dùng có thể sử dụng ví điện tử, hoặc các giải pháp, công cụ khác như Scan&Go của VinID…
Để đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, ông Nguyễn Quang Trung cho rằng, Cơ quan quản lý nên hỗ trợ mạnh mẽ hơn việc thanh toán qua thương mại điện tử, đặc biệt qua POS dùng chung. Đặc biệt, NHNN nên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty thanh toán thương mại điện tử có quy mô nhỏ có thể thực hiện tối đa mọi hình thức giao dịch để làm sao thanh toán một cách tiện lợi nhất với chi phí bỏ ra phù hợp cho doanh nghiệp.
“Nếu mọi doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ tải các ứng dụng để thanh toán”, ông Trung khẳng định và khuyến nghị, Chính phủ và NHNN nên có phương án hỗ trợ giảm chi phí trung gian thanh toán; hỗ trợ xây dựng các giải pháp thanh toán với chi phí phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp phát triển dịch vụ trung gian thanh toán, từ đó thu hút người dân thanh toán phi tiền mặt.