[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] "Tiếp sức” cho doanh nghiệp chống dịch COVID-19

TS. Huỳnh Trung Minh 14/02/2020 11:02

Sau khi NHNN yêu cầu các TCTD xem xét hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19, nhiều nhà băng đã bắt đầu lên phương án giảm lãi suất, xem xét khoanh nợ, giãn nợ… cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý cần có thêm quy định cụ thể và đồng bộ hơn để giúp các TCTD đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do cúm nCOV-2019.

p/Vietcombank vừa công bố gói giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh 2019-nCoV.

Vietcombank vừa công bố gói giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

“Giúp người cũng là giúp mình”

Tại Việt Nam, nếu lấy mốc từ cận Tết nguyên đán đến nay thì gần như cả nước đã ra tay chống dịch. Thiệt hại của một số ngành bắt đầu thấy rõ, đặc biệt những ngành thiệt hại trực tiếp là hàng không, vận tải, du lịch, giải trí, nhà hàng ăn uống (F&B bán lẻ), kế tiếp là các doanh nghiệp, hộ gia đình cung cấp nông sản, các sản phẩm từ cây công nghiệp (như cao su) xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Ngược lại, các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu chế biến, phụ tùng thiết bị vật tư máy móc phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc…cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Nói cách khác, những đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID-19 cũng nằm trong các nhóm đối tượng khách hàng của ngân hàng.

  Việc ngành ngân hàng kịp thời ra tay khắc phục thiệt hại do dịch cúm corona là rất cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cần có quy định cụ thể và đồng bộ hơn để các TCTD tổ chức thực hiện hiệu quả. 

Nếu ngân hàng không xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ… cho các doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch, thì các đối tượng này sẽ càng khó khăn hơn. Lãi vay như cũ, chi phí phải chịu như thời kinh doanh êm đẹp trong khi doanh nghiệp thất thu, sẽ đẩy doanh nghiệp đến các khó khăn dây chuyền: Không tiêu thụ được hàng hóa khiến áp lực nợ vay cao, có nguy cơ dẫn đến nợ khó đòi, nợ xấu của ngân hàng. Thậm chí, dịch bệnh này có nguy cơ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Do đó, ngân hàng cần giúp doanh nghiệp thiệt hại, như một trong những ưu tiên hậu thuẫn cho nền kinh tế ổn định, phát triển. Có như vậy, danh nghiệp, hộ kinh doanh mới có đà để sớm vực dậy, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.

Nói cách khác, khi xem xét hỗ trợ, tiếp sức khách hàng thiệt hại do dịch COVID-19, ngân hàng “giúp người” nhưng cũng là “giúp mình”.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần thêm cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19

    Cần thêm cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19

    05:30, 07/02/2020

  • Ngân hàng sẽ xem xét tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19

    Ngân hàng sẽ xem xét tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19

    09:26, 05/02/2020

  • Ngân hàng đầu tiên giảm mạnh lãi suất hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi COVID-19

    Ngân hàng đầu tiên giảm mạnh lãi suất hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi COVID-19

    12:00, 06/02/2020

Cần giải pháp đồng bộ

Hiện tại, đã có nhiều ngân hàng công bố các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do dịch COVID-19. Có ngân hàng hỗ trợ ngành theo sản phẩm, dịch vụ với ưu đãi về bảo lãnh thanh toán; có ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất theo nhóm đối tượng, theo ngành… Mức giảm lãi vay nhìn chung dao động từ 1-3% đã thể hiện nỗ lực, cố gắng rất lớn của các TCTD.

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những giải pháp trước mắt và trong khả năng mà các ngân hàng xem xét có thể thực hiện được. Bởi ngân hàng một khi giảm lãi, giảm phí dịch vụ, đều phải tính toán cả đến hiệu quả của đồng vốn, tuy được tính là tổng tài sản nhưng không phải tài sản tự có thuộc về ngân hàng (vốn vay từ các thị trường I và II).

Do đó, để có nhiều biện pháp được triển khai rộng rãi hơn, cơ quan quản lý cần sớm ban hành những quy định cụ thể hơn đối với việc hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do COVID-19. Trong đó, ngân hàng được toàn quyền chủ động xem xét thẩm định các trường hợp thiệt hại cụ thể theo tiêu chí đánh giá của ngân hàng hay tiêu chí chung, thời gian được áp dụng khoanh nợ, giãn nợ… tới bao lâu?. Trong trường hợp lãi suất điều hành hiện vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành, thì dòng vốn để ngân hàng áp dụng cho vay lãi suất thấp, nên được tính vào tỷ lệ vốn vay ưu đãi dành cho các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế, hay được cơ quan quan quản lý hỗ trợ dạng vốn vay ưu đãi đặc biệt để hỗ trợ, cho vay lại với lãi suất và kỳ hạn, hạn mức…cụ thể nào?.

Ngoài ra, đối với các khoản vay bị khoanh, giãn nợ có thời hạn với doanh nghiệp bị thiệt hại, nên chăng cần xem xét cả phương án “bỏ ra” ngoài việc phân loại trong nhóm nợ khó đòi, nợ mất khả năng chi trả, nợ xấu, trong một thời gian nhất định để ngân hàng yên tâm hỗ trợ doanh nghiệp.

Cuối cùng, trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường hơn, một kịch bản để điều chỉnh quy định lãi suất điều hành cùng tỷ giá là cần thiết, cũng là điều kiện dự phòng để các TCTD sớm có phương án chủ động ứng phó trước mọi diễn biến mới, nếu có.

TS. Huỳnh Trung Minh