Giãn lộ trình tất toán trái phiếu VAMC
Trước diễn biến khó lường của dịch SARS-CoV-2, NHNN nên giãn lộ trình cho các TCTD tất toán trái phiếu VAMC để có nguồn lực hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch bệnh này.
Phát mãi tài sản thu hồi nợ đang trở thành phương thức được các ngân hàng mạnh tay áp dụng nhằm xử lý các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo (TSĐB) giá trị lớn…
Rao bán tài sản nợ xấu
Ngay trong mùa dịch SARS-CoV-2, BIDV gây chú ý lớn khi rao bán tài sản nợ xấu theo theo phương thức đấu giá. Đó là khoản nợ của Công ty CP Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) và Công ty TNHH MTV ôtô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên. Theo định giá gốc cộng lãi tính đến thời điểm 15/9/2019, BIDV xác định giá khởi điểm đấu giá các tài sản phát mãi lên tới 1.265 tỷ đồng.
Với căn cứ định giá gắn liền chủ yếu quyền sử dụng đất và tài sản khoáng sản, kế hoạch đấu giá phát mãi của BIDV đồng nghĩa với lời “tuyên cáo” chấm hết cho con đường phát triển của Vinaxuki. Đó cũng là một lý do khiến thị trường vô cùng chú ý đến kế hoạch rao bán khoản tài sản này. Cổ phiếu BIDV đã có phiên suy giảm mạnh, vốn hóa “bốc hơi” hơn 3.000 tỷ đồng/phiên ngay sau khi kế hoạch đấu giá được công bố.
Một chuyên gia đánh giá việc BIDV quyết liệt xử lý khoản nợ của nhóm Vinaxuki là một quyết định đúng. “Dù là bất kỳ doanh nghiệp lớn, danh tiếng tới đâu, hay tài sản nợ của doanh nghiệp đó nếu được phát mãi liên quan đến sự sụp đổ của doanh nghiệp đó như thế nào…thì quá trình khoản nợ chuyển hóa thành nợ xấu không để ngân hàng “úm” hoài trong nhóm nợ có khả năng mất vốn, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng”, vị chuyên gia nói.
Cần thêm thời gian thu hồi nợ
Trên thực tế, phát mãi tài sản– rao bán tài sản để xử lý nợ xấu đã và đang được các TCTD nói chung ráo riết đẩy mạnh, đặc biệt khi Nghị quyết 42/2017/QH14 tháo gỡ nhiều nút thắt trong xử lý TSĐB được ban hành.
Có thể bạn quan tâm
SeaBank hoàn tất mua lại toàn bộ trái phiếu tại VAMC
15:50, 30/12/2019
VPBank hoàn tất xử lý dư nợ trái phiếu tại VAMC
11:34, 25/12/2019
Toàn bộ nợ xấu của Kienlongbank bán cho VAMC đã được tất toán trước hạn
21:45, 17/12/2019
TPBank mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC
08:01, 04/09/2019
[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Cần thêm cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19
05:30, 07/02/2020
Phương thức này cũng đã giúp nhiều TCTD xử lý nợ xấu hiệu quả. Nhờ rao bán hàng nghìn tỷ đồng TSĐB của các khoản nợ xấu, Sacombank đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1,94%. Song cũng như BIDV và một số ngân hàng chưa tất toán xong trái phiếu đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu này của Sacombank chưa bao gồm các khoản trái phiếu nợ tồn đọng tại VAMC. Điều này có nghĩa sẽ còn nhiều tài sản thế chấp gắn cùng các khoản nợ hoán đổi trái phiếu đặc biệt, có thể phải lấy lại và đẩy mạnh ra thị trường thời gian tới. Đến nay mới chỉ 12/40 TCTD công bố hoàn tất nợ trái phiếu VAMC.
TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia ngân hàng, cho rằng trước diễn biến bất khả kháng do dịch SARS-CoV-2, có lẽ cơ quan quản lý cần tính đến phương án giãn lộ trình cho các TCTD đến hạn tất toán nợ trái phiếu VAMC để có thêm thời gian thu hồi nợ, và có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh.